THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:37

Triển khai đổi mới toàn diện công tác trợ giúp xã hội, bao phủ toàn dân

 

Năm 2016: Hỗ trợ cho 25 tỉnh với tổng số hơn 55.718 tấn gạo cứu đói  

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm; ông Friday Nwaigwe Trưởng phòng Vì sự sống còn và phát triển của trẻ em và các chuyên viên của UNICEF Việt Nam; ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội, cùng đại diện các đại biểu đến từ một số bộ, ngành, địa phương, Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Công tác xã hội (CTXH)...

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết, hiện nay, hệ thống pháp luật và chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, diện thụ hưởng chính sách được mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên. Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực TGXH và phát triển nghề công CTXH ngày càng lớn, được tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội khác.

Lĩnh vực TGXH và phát triển nghề CTXH đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của đối tượng bảo trợ xã hội và người nghèo, đồng bào DTTS từng bước được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị - xã hội.

Ông Friday Nwaigwe, đại diện UNICEF Việt Nam, đánh giá cao những hoạt động của Bộ LĐTBXH trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và một số lĩnh vực khác của ngành, đồng thời cũng đánh giá cao Đề án Đổi mới và phát triển Hệ thống TGXH đang được Bộ LĐ-TB&XH xem xét để trình Chính phủ phê duyệt. Theo đó, ông Friday Nwaigwe nhấn mạnh: “Chúng tôi khuyến nghị Chính phủ Việt Nam tới 2020 sẽ phát triển được một lực lượng gồm 9.000 cán bộ xã hội được đào tạo, để đạt được tỷ lệ trung bình 1 cán bộ/ 10.000 dân”.

Cục trưởng Nguyễn Văn Hồi đánh giá cao các mô hình trung tâm CTXH của các đơn vị tham gia chia sẻ kinh nghiệm tại chương trình

Bày tỏ sự đồng thuận, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng cho rằng: “Với những nỗ lực của ngành, các cấp thời gian qua CTXH đã đạt được những kết quả như: hình thành và phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH với 413 cơ sở TGXH công lập và ngoài công lập, trong đó có gần 40 Trung tâm CTXH chuyên sâu”.

Báo cáo kết quả công tác TGXH trong thời gian qua, ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho biết, trong năm 2016, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thách nhưng công tác TGXH đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến ngày 30/11/2016, Chính phủ đã hỗ trợ cho 25 tỉnh với tổng số hơn 55.718 tấn gạo để cứu đói cho 2.978 .654 lượt người. 

Về trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội, đến nay, 63 tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện mức trợ cấp cho đối tượng bằng hoặc cao hơn mức quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC bảo đảm đời sống cho gần 2,7 triệu đối tượng.

Về trợ giúp, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi (NCT), thực hiện Luật NCT, kế hoạch triển khai Chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn 2012- 2020, các Bộ ngành, địa phương đã quan tâm thực hiện đồng bộ các chính sách trợ giúp cho NCT. Hiện nay, cả nước có 1,585 triệu NCT được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khoảng 10.000 NCT đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Hiện cả nước có hơn 2,7 triệu NCT đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH.

Về trợ giúp người khuyết tật (NKT), theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, đến nay đã triển khai xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy chứng nhận khuyết tật cho 266.639 NKT đặc biệt nặng, 634.567 NKT nặng và 543.126 NKT nhẹ.

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm (ngoài cùng, bên phải) và Cục trưởng Nguyễn Văn Hồi (ngoài cùng, bên trái) trao đổi bên lề với ông Friday Nwaigwe (giữa) đại diện UNICEF tại Việt Nam

 

Các bộ, ngành, UBND các tỉnh đã phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án Trợ giúp NKT giai đoạn 2012- 2020. Cùng với đó, các lĩnh vực về phát triển nghề CTXH; TGXH và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; chăm sóc trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng; trợ giúp và phục hồi chức năng cho nạn nhân bom mìn… cũng đạt được nhiều kết quả tích cực.

Hoàn thiện luật pháp về trợ giúp xã hội 

Với những kết quả đạt được, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 và định hướng TGXH giai đoạn 2017- 2020, lĩnh vực TGXH đang tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính: Nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách, pháp luật TGXH, hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý về nghề CTXH- trong đó tập trung xây dựng, ban hành các chính sách như: Luật TGXH, hệ thống lại các chính sách trợ cấp xã hội, điều chỉnh mức trợ cấp xã hội tiếp cận dần với mức sống tối thiểu;

Nghiên cứu, xây dựng chương trình mục tiêu phát triển hệ thống dịch vụ TGXH đối với NCT, NKT, trẻ em có HCĐB, những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần và đối tượng bị bạo lực, bạo hành; Triển khai đổi mới công tác TGXH thường xuyên và đột xuất; Cải cách hệ thống chi trả chính sách TGXH, bảo đảm chi trả kịp thời, đúng đối tượng và thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ công chuyên nghiệp.

Ông Friday Nwaigwe, đại diện UNICEF Việt Nam, đánh giá cao những hoạt động của Bộ LĐ-TB&XH trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và một số lĩnh vực khác của ngành

 

Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng sẽ tập trung củng cố, phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ TGXH, thực hiện quy hoạch, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ TGXH chuyên nghiệp theo hướng phát hiện sớm, can thiệp, trợ giúp kịp thời những người dân có vấn đề xã hội; tiếp nhận đối tượng trong trường hợp khẩn cấp, ngắn hạn; hỗ trợ chăm sóc và phục hồi đối tượng tại gia đình, cộng đồng.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp nhanh nhạy, kịp thời, cung cấp số liệu chính xác cho nghiên cứu và hoạch định chính sách an sinh xã hội, góp phần hiện đại hóa hệ thống TGXH và an sinh xã hội tại Việt Nam...

 

Trong chiều nay và ngày mai (3/12), ngoài chương trình thảo luận chuyên đề, các đại biểu đã được nghe trình bày về đề xuất một số ưu tiên trong lĩnh vực dịch vụ TGXH đối với trẻ em giai đoạn 2016 -2020; báo cáo đánh giá hệ thống dịch vụ TGXH và một số khuyến nghị; Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2016 -2020; Chia sẻ các mô hình trung tâm CTXH của các đơn vị…

 

Đánh giá về công tác BTXH thời gian qua, ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho biết, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cho công tác an sinh xã hội, đặc biệt là việc Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP, đến nay đã có trên 10 Bộ luật, luật; 7 Pháp lệnh và hơn 30 Nghị định, quyết định của Chính phủ; hơn 40 Thông tư, thông tư liên tịch và nhiều văn bản chỉ đạo khác trực tiếp hoặc có nội dung quy định khung pháp lý, chính sách là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện chính sách TGXH.

Riêng trong năm 2016, Bộ LĐ-TB&XH được Chính phủ giao xây dựng 9 văn bản quy phạm pháp luật, gồm: 2 Nghị định, 5 Quyết định; 01 Thông tư liên tịch và 2 Thông tư của Bộ.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ đã trình Chính phủ ban hành 01 Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 quyết định; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành 1 Thông tư liên tịch, 1 Thông tư của Bộ. Hiện nay, Bộ đang trình Thủ tướng Chính phủ 02 Quyết định phê duyệt Đề án; đang hoàn thiện 2 Thông tư của Bộ.

Công tác xây dựng, ban hành văn bản trong lĩnh vực BTXH đã đáp ứng yêu cầu chỉ đạo điều hành của Bộ, phù hợp với tình hình mới, tác động tích cực đến tình hình kinh tế xã hội và công tác  quản lý Nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH.

THANH NHUNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh