THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:45

Trách nhiệm của những người đang sống

Hôm nay 27/7 là ngày cả nước tri ân người có công với nước. Lịch sử của dân tộc được xây đắp bằng máu xương của bao thế hệ anh hùng- liệt sỹ. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam được coi là cuộc chiến tranh khốc liệt nhất hành tinh ở nửa cuối của thế kỷ 20.

Trách nhiệm của những người đang sống! - Ảnh 1.

Những bà mẹ ngày đêm ngóng trông con đến giờ chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay và thời gian chờ đợi không còn bao lâu nữa...Đó là "món nợ không trả không xong".(Ảnh minh họa - Nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Hồng)

Trong 2 cuộc kháng chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nước ta, đã có hơn 1 triệu anh hùng ngã xuống nơi sa trường và hơn 9 triệu người có công với nước. 127 ngàn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đã cống hiến chồng, con cho sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc. Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ ở Quảng Nam có chồng và 9 người con là liệt sỹ - hiện tượng mà cả thế giới chưa từng có trong lịch sử...

Chiến tranh đã lùi xa và đã dần lui vào quá khứ, nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn còn đó và luôn hiển hiện ở quanh ta. Hàng trăm ngàn hài cốt liệt sỹ vẫn không biết đang ở chốn nao..? Những bà mẹ ngày đêm ngóng trông con đến giờ chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay và thời gian chờ đợi không còn bao lâu nữa... Đó là "món nợ không trả không xong".

Năm 1995 việc ra đời Pháp lệnh Ưu đãi người có công và Pháp lệnh về Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là một đỉnh cao của việc dần hoàn thiện chính sách của Đảng và Nhà nước, song còn rất nhiều việc phải làm, làm sớm ngày nào hay ngày đó để trước khi trở thành quá muộn. 

Nhân kỷ niệm Ngày TB-LS năm nay, đại tá Trần Thế Tuyển nêu một kiến nghị chọn ngày này làm Ngày Quốc giỗ, tôi chợt nhớ lại dịp kỷ niệm 50 năm Ngày TB-LS năm 1997, khi ấy ông Trần Đình Hoan đang là Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực này là Anh hùng Trịnh Tố Tâm.

Dịp đó ông cựu chiến binh Lưu Xuân Tình có viết "một bản tấu" về việc phải trả món nợ sau chiến tranh, nhờ tôi trình tới ông Trần Đình Hoan và anh Trịnh Tố Tâm. Trong "bản tấu" ấy có 1 kiến nghị chọn Ngày 27/7 làm Ngày Quốc giỗ của dân tộc. "Bản tấu" ấy khiến ông Trần Đình Hoan và anh Trịnh Tố Tâm trăn trở rất nhiều, nhưng rất tiếc sau đó chưa kịp tính chuyện thì Anh hùng Trịnh Tố Tâm đã đi xa và ông Trần Đình Hoan cũng rời Bộ LĐ-TB&XH đảm nhiệm công tác khác...

Sang năm đất nước sẽ kỷ niệm 75 năm Ngày TB-LS. Kiến nghị của Đại tá Trần Thế Tuyển dịp này âu cũng là thời điểm hợp hiến, hợp pháp và hợp LÒNG NGƯỜI...

Nhà báo Nguyễn Ngọc Niên (Nguyên TBT Báo LĐ&XH)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh