CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:17

Trà Vinh: Mô hình nuôi cá thác lác cườm ghép cá sặc rằn lợi nhuận cao

 

Cá thác lác cườm, hay còn có tên gọi cá nàng hai là một loại cá ăn tạp, có thể ăn thức ăn tự chế từ nguồn cá tạp, các phế phẩm nông nghiệp và thức ăn công nghiệp. Chính vì thế đây là một trong những loại cá từ lâu đã được nông dân nuôi nhiều ở các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, nuôi cá thác lác cườm kết hợp với cá sặc rằn trong cùng một diện tích mặt nước vẫn còn là một mô hình mới ở Trà Vinh.

Theo một lão nông từng thực hiện mô hình trên diện tích 2. 500 mét vuông mặt nước, với số lượng con giống 20.000 con các thác lác cườm và 5.000 con cá sặc rằn giống thì đây là một mô hình dễ thực hiện, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Với diện tích và số lượng con giống của cả hai loại cá kể trên, sau 8 tháng nuôi bằng thức ăn công nghiệp, năng suất cá thác lác đạt 6,1 tấn và năng suất cá sặc rằn đạt 0,5 tấn, với giá bán các thác lác 58.000 đồng/kg và các sặc rằn 35.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí thì người nuôi thu lợi nhuận từ 30 triệu đồng – 35 triệu đồng/ 1.000 mét vuông mặt nước. Ưu điểm của mô hình nuôi cá thác lác cườm kết hợp nuôi ghép cá sặc rằn là tận dụng hết thức ăn thừa và làm sạch nền đáy ao. Cá thác lác và cá sặc rằn đều là hai loại các đặc sản, thích hợp với điều kiện nước ngọt, lợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Mô hình nuôi cá thác lác cườm ghép với cá sặc rằn đem lại hiệu quả kinh tế cao đang được nhân rộng ở Trà Vinh.

Tuy nhiên để nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao thì người nuôi cần lưu ý một số điểm như, mực nước thả nuôi tốt nhất là sâu từ 1,5 m đến 1, 7 m, cá giống mua về cần có thời gian ương dưỡng trong vèo, khi mua giống cần lựa chọn đàn cá có màu sắc bóng sáng, nhanh nhẹn, kích cỡ đồng đều và đặc biệt là chuyển sang thức ăn công nghiệp. Qua hai năm nuôi thử nghiệm và đang nhân rộng đại trà, cho thấy mô hình nhìn chung rất triển vọng, đàn cá nuôi phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh, phát triển đồng đều, hạn chế được ô nhiễm mô trường, ít tốn công chăm sóc, mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Theo đánh giá của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh, đây là một mô hình có khả năng phát triển kinh tế hộ gia đình, phù hợp với điều kiện của nhiền hộ nông dân, tỉnh cần chú ý đầu tư để nhân rộng cho người dân thực hiện trong thời gian tới. Triển khai thực hiện thành công mô hình này sẽ góp phần tích cực vào công tác xóa nghèo theo hướng bền vững, xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

LƯƠNG ĐỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh