THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 08:04

Trà Vinh: Hỗ trợ đồng bào Khmer vốn làm ăn để xóa nghèo

 

Được biết, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi nhiều hộ đồng bào Khmer ở nhiều địa phương của tỉnh Trà Vinh, đã triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng địa phương và của gia đình mình, nên đã đạt hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả, sang trồng đậu phộng trên đất giồng cát đã khai thác và phát huy được tiềm năng của nhiều địa phương. Mô hình đưa giống bắp mới vào gieo trồng trên nhiều vùng đất, cũng đã tạo cơ hội để đồng bào Khmer có thêm sự lựa chọn chuyển đổi cây trồng, tăng thu nhập. Mô hình xen canh 2 vụ lúa + 1 vụ màu; nuôi tôm + cá kết hợp trồng lúa cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao, với mức thu nhập từ 80 triệu đồng đến 150 triệu đồng/ ha/ năm. Đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi, với mô hình nuôi bò vỗ béo và cho sinh sản, đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo cơ hội vươn lên làm giàu cho nhiều hộ đồng bào Khmer trong tỉnh.

Từ 2013, tại khóm 7, phường 8, thành phố Trà Vinh, Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ cho 16 hộ hội viên vay 240 triệu đồng, để thực hiện thí điểm mô hình nuôi bò vỗ béo và sinh sản, với số tiền 15 triệu đồng/ hộ, thời hạn vay 1 năm. Những hộ vay vốn ưu đãi để thực hiện mô hình cho biết, với số tiền 15 triệu đồng đầu tư mua được một con bò về nuôi vỗ béo để cho sinh sản, sau 1 năm đến thời gian hoàn trả vốn, hầu như hộ nào cũng đã có đủ khả năng chi trả, còn lợi nhuận chính là con bò đang nuôi sinh sản, để nhân giống thành đàn trong những năm tiếp theo. Theo ông Thạch Phước Đời, đây là hướng hỗ trợ rất thiết thực, vì bà con nơi đây tận dụng được nhiều nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hộ thực hiện thành công mô hình. Nhờ sự giúp đỡ hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, nên những năm gần đây nhiều hộ đồng bào Khmer nuôi bò vỗ béo, bò sinh sản có nguồn thu nhập tăng đáng kể.

Được hỗ trợ vốn nhiều hộ đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh đã thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo và cho sinh sản đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chính mô hình này đã góp phần rất tích cực giảm nhanh hộ nghèo đồng bào Khmer từ 3 – 4 % / năm. Ngoài được hỗ trợ vay vốn ưu đãi, các thành viên tham gia mô hình còn được học tập kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, chọn con giống, mỗi trường chăn nuôi, nhằm chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ, lẻ sang quy mô trang trại tập trung. Đồng thời địa phương sẽ tiếp tục vận động đồng bào Khmer tận dụng những điều kiện sẵn có để phát triển chăn nuôi đàn bò, rút kinh nghiệm những mô hình sẵn có để phát triển nhân rộng, nhằm từng bước phát triển kinh tế, xóa đới giảm nghèo ở địa phương theo hướng bền vững, vươn lên khá, giàu./.

LƯƠNG ĐỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh