THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:02

Huyện Cầu Kè (Trà Vinh): Nông dân đổi đời từ cam sành

 

Một trong những địa phương có diện tích chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả, sang mô hình trồng cây cam sành khá lớn là xã Tam Ngãi. Đây là xã thuộc vùng sâu của huyện Cầu Kè, với diện tích tự nhiên hơn 2.180 ha, trong đó có hơn 1.800 ha là đất sàn xuất nông nghiệp , chủ yếu là trồng lúa và phát triển kinh tế vườn. Trong giai đoạn từ 2005 – 2010, nông dân Tam Ngãi chủ yếu canh tác lúa, nhưng do điệp khúc “được múa rớt giá” cứ lặp đi lặp lại nhiều năm liền, nên 5 năm trở lại đây rất hiều hộ đã chuyển đất trồng lúa, sang trồng cây cam sành. Được chi1ng quyền xã và các ngành chức năng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cam sành, nên nhiều nông dân thực hiện mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ đó, diện tích trồng cam sành ngày càng tăng, với gần 900 ha và hiện nay đã hình thành vùng chuyên canh cây cam sành địa phương. Toàn huyện Cầu Kè hiện có trên trên 1.900 ha cam sành, trong đó riêng xã Tam Ngãi có khoảng 945 ha, trong đó có trên 754 ha đang cho trái hàng năm. Nhờ trồng cây cam sành, hiện huyện Cầu Kè có hàng trăm hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/ ha/ năm và hàng chục hộ có thu nhập từ 1 tỷ, 1,3 tỷ đồng/ ha/ năm. Riêng xã Tam Ngãi có gần 400 hộ có thu nhập trên 50 triệu đồng/ ha/ năm, trong đó có trên 200 hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/ ha/ năm, góp phần giảm nghèo được 189 hộ vào cuối năm 2015.

Hiện nay mô hình trồng cam sành cho trái nghịch vụ lợi nhuận cao đã và đang được nhân rộng ở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

Theo một số nhà vườn, trung bình mỗi ha cam sành vốn đầu tư ban đầu khoảng 400 triệu đồng, sau 3 năm thì cho thu hoạch và thu hoạch từ 8 – 10 năm mới phải trồng lại. Một nông dân cho biết, gia đình ông có 15 công đất trồng cam sành đang cho trái, bình quân năng suất từ 3,5 đến 4 tấn/ công, với giá bán cam tại nhà vườn 32.000 đồng/ kg, thu nhập 1 công cam sành hơn 128 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí còn có lợi nhuận  trên 100 triệu đồng/ công, hiệu quả cao gấp nhiều lần trồng lúa. Theo ông, tuy cây cam sành không phải là loại cây dễ trồng, nhưng nếu nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc, có biện pháp phòng chống bệnh, nhất là rầy, phát hiện sớm, điều trị đúng cách, thì đều tránh được rủi ro, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây cam sành mà hàng trăm hộ nông dân ở xã Tam Ngãi đổi đời, không chỉ thoát nghèo mà cón vươn lên làm giàu, nhiều hộ trở thành tỷ phú. Đặc biệt, hiện nay, mô hình trồng cam sành nghịch vụ, với lợi nhuận cao hơn chính vụ của nông dân Tam Ngãi, đã và đang được nhân rộng, tạo nên một bước đột phá mới trong công tác giảm nghèo bền vững và quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương./.

LƯƠNG ĐỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh