CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:56

Trà Vinh: 7 giải pháp để triển khai Chương trình giảm nghèo trong giai đoạn mới

Với kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo đạt được nêu trên đã góp phần cho 65/85 xã có tỷ lệ hộ nghèo đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, có 48 xã có tỷ lệ hộ nghèo đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao). Có 5/7 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến đến cuối năm 2020 có thêm 01 xã được công nhận, nâng tổng số đến cuối năm 2020, toàn tỉnh dự kiến có 6/7 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, đạt 85,71%.

Trà Vinh: 7 giải pháp để triển khai Chương trình giảm nghèo trong giai đoạn mới - Ảnh 1.

Người dân huyện Trà Cú phát triển chăn nuôi, sản xuất để thoát nghèo.

Mặc dù Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt; các cấp, các ngành triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhưng công tác giảm nghèo của tỉnh so với các tỉnh trong khu vực vẫn còn chậm. Tình trạng phát sinh nghèo, tái nghèo vẫn còn xảy ra; ý thức tự lực vươn lên của một bộ phận người nghèo chưa cao, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Để khắc phục tình trạng trên, Tỉnh đề ra một số giải pháp để tập trung thực hiện trong giai đoạn tới. Đó là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở đối với công tác giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, nhân dân và người nghèo nhằm thay đổi nhận thức trong giảm nghèo, loại bỏ tư tưởng trông chờ vào các chính sách của Nhà nước để khơi dậy ý chí chủ động, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch giảm nghèo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức phi Chính phủ đầu tư cho công tác giảm nghèo, tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, của đối tượng thụ hưởng, nguồn vốn tín dụng  để tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh, tập trung nguồn lực thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản để giúp hộ đủ điều kiện thoát nghèo bền vững. Chú trọng hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất, đa dạng nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay, các chương trình, dự án để phát triển sản xuất; hướng dẫn hộ nghèo có kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, mô hình sinh kế, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng; triển khai các mô hình hợp tác, liên kết giữa các hộ nghèo với doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Tổ chức tốt công tác vận động và đào tạo nghề cho người lao động thuộc nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số; trong đó, chú trọng đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của từng người lao động). Đồng thời, gắn với hoạt động vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm. Tiếp tục tư vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động thông qua các cuộc hội thảo việc làm, phiên giao dịch việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chính sách, dự án, giải pháp giảm nghèo bền vững để có giải pháp điều chỉnh, bổ sung, uốn nắn những hạn chế, bất cập, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh