THỨ NĂM, NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2024 03:24

Tọa độ mới cho sự phát triển bất động sản

Theo báo cáo của Cushman & Wakefield đến động lực tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam đến từ các yếu tố chiều sâu: Thị trường tiêu dùng rộng lớn 100 triệu dân, sự gia tăng tầng lớp trung lưu trong xã hội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tốc độ đô thị hóa… Tất cả những xu hướng này đều dẫn đến sự đi lên của thị trường bất động sản dù có thể điều chỉnh trong các chu kỳ ngắn hạn.

Lĩnh vực bất động sản là ‘mạch xương sống’ của một nền kinh tế, đồng thời đóng góp công lớn trong việc thay đổi diện mạo đô thị, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield nhận định “Sự phát triển của thị trường bất động sản có khả năng tạo ra sức lan toả đến nhiều ngành nghề kinh doanh khác tại TP HCM, đặc biệt là những ngành có mối liên hệ trực tiếp như xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống, du lịch, tài chính ngân hàng và công nghiệp chế biến chế tạo”.

Lĩnh vực bất động sản là ‘mạch xương sống’ của một nền kinh tế, đồng thời đóng góp công lớn trong việc thay đổi diện mạo đô thị.

Lĩnh vực bất động sản là ‘mạch xương sống’ của một nền kinh tế, đồng thời đóng góp công lớn trong việc thay đổi diện mạo đô thị.

Từ 2014 – 2018 có thể coi là giai đoạn thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ, thăng hoa nhất cả ở chất và lượng. Nguồn cung nhà ở TPHCM gia tăng nhanh chóng, Cushman & Wakefield nghi nhận nguồn cung căn hộ mới giai đoạn 2014 – 2018 đạt đỉnh điểm với 167,280 căn, và lượng giao dịch thành công lên đến 164,793 sản phẩm. Trong khi nguồn cung nhà liền thổ giai đoạn này đạt 15,556 căn, lượng hấp thụ đạt 15,424 căn.

Nhiều doanh nghiệp tìm cách rẽ sóng để ngày càng lớn mạnh và xu hướng phát triển các dự án đến khu vực thành phố mở rộng ngày càng tăng trưởng. Do quỹ đất ở khu vực trung tâm ngày càng cạn kiệt, thị trường đã, đang và sẽ tiếp tục có sự dịch chuyển các dự án ra xa so với trung tâm đến bán kính 30km, sang các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An, hình thành những khu đô thị mới với quy mô với hơn 10.000 căn hộ mỗi dự án.

Đồng thời, thị trường bắt đầu có xu hướng dịch chuyển xa hơn đối với các phân khúc văn phòng, bán lẻ, khách sạn và công nghiệp, tương ứng với sự mở rộng của thị trường nhà ở và sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Điều này tạo ra những khu đô thị mới cung cấp đầy đủ các tiện ích cần thiết cho người dân, từ đó giảm áp lực quá tải cho khu vực trung tâm.

Khi thị trường cư dân phát triển sẽ kéo theo sự phát triển tất yếu của bất động sản thương mại. Bà Trang Bùi cho biết. “Nhìn vào tháp nhu cầu bất động sản của Cushman & Wakefield, có thể thấy các nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao của con người đều phải gắn liền với bất động sản”.

Khi thị trường cư dân phát triển sẽ kéo theo sự phát triển tất yếu của bất động sản thương mại.

Khi thị trường cư dân phát triển sẽ kéo theo sự phát triển tất yếu của bất động sản thương mại.

Khu phố 15 phút một khái niệm mới, là mô hình đô thị được quy hoạch sao cho người dân sinh sống trong khu vực có thể tiếp cận được các tiện ích chính trong khoảng cách từ 15 phút đi bộ hoặc đi xe đạp. Đây là mô hình dự án sở hữu không gian công cộng cân bằng, phát triển theo định hướng kết nối giao thông công cộng, áp dụng các giải pháp sinh thái, tòa nhà net-zero và các phương pháp tiếp cận quy hoạch khác nhằm tạo ra môi trường đô thị bền vững. Khái niệm này ủng hộ một thành phố có rất nhiều khu dân cư có thể đi bộ hoặc đạp xe, từ đó giảm sử dụng ô tô cá nhân.

“Một trong những lợi thế đối với các nhà đầu tư và nhà phát triển khi chuyển sang các tòa nhà xanh và thân thiện với môi trường thường sẽ có giá bán hoặc thuê cao hơn và giá trị thị trường cũng tăng. Các dự án này cũng có khả năng phục hồi tốt hơn trước bất kỳ sự suy thoái nào của thị trường vì chúng vẫn là địa điểm được nhiều người thuê lựa chọn”,  bà Trang Bùi nhận định.

Vì vậy, việc phát triển các dự án xanh dựa trên mô hình placemaking và khu phố 15 phút sẽ là một phần không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược bất động sản nào để chinh phục một thành phố đang phát triển.

PHA LÊ

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh