CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:32

Tiếng Anh liên kết: Phần trăm chiết khấu là thỏa thuận giữa trường và trung tâm

 

Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, trường học liên kết với đơn vị nào phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định. (Ảnh: minh họa).


Phần trăm chiết khấu là thỏa thuận giữa trường và trung tâm

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, một số trung tâm tiếng Anh ở Hà Nội hiện có mức chiết khấu cho nhà trường khá cao. Đây liệu có phải là điều kiện “tiên quyết” để các trường lựa chọn trung tâm liên kết, thay vì đánh giá qua chất lượng?

Trao đổi với Zing.vn, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, chuyện liên kết với trung tâm nào là sự lựa chọn của nhà trường. Phần trăm chiết khấu là thỏa thuận giữa trường và trung tâm. Vì thế, Sở không nắm cụ thể mức chiết khấu của từng trung tâm đối với các trường. Theo ông Tiến, trường hỗ trợ cho trung tâm nhiều thì chiết khấu như thế nào để nhà trường chi trả các hoạt động hỗ trợ đó. Số tiền chiết khấu sẽ được chi thông qua quy chế chi tiêu nội bộ. Ví như, chi cho cơ sở vật chất, tiền điện nước, phí quản lý của ban giám hiệu, giám sát của giáo viên.

Trao đổi với Dân trí, ông Tiến cho hay, quan điểm của Sở GD&ĐT, trường học liên kết với đơn vị nào phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định. Đối với phụ huynh cũng hiểu, đây là chương trình tự nguyện tích cực, phải thấy được hiệu quả, ý nghĩa của nó mới cho con học. Không phải cho con học theo phong trào.

Ban đại diện sẽ thống nhất cùng ban cha mẹ học sinh chọn lựa. Việc này chọn có biên bản, Phòng GD&ĐT đồng ý, Sở xem xét cấp chứ không phải thích ai thì làm.

“Khi chương trình mới đưa vào nhà trường, Sở đã ngồi lại với các trung tâm phân tích tỉ mỉ và đàm phán mức giá phải thấp nhất để nhiều học sinh được tham gia.

Khi đó, có đơn vị chỉ đưa giá 50.000 đồng/tháng tuy nhiên đó là trung tâm giáo viên người Việt dạy. Sau này, khi triển khai với giáo viên nước ngoài, chi phí cao hơn nên giá như hiện nay đã là giá thấp nhất có thể”, ông Tiến khẳng định.

“Chữ đầy đầu" nhưng giao tiếp kém

Về tiếng Anh liên kết, ông Tiến cho biết, chương trình tiếng Anh ở các trường phổ thông hiện nay tập chung chủ yếu hai kỹ năng đọc và viết. “Chính vì tập trung hai kĩ năng này nên lâu nay học sinh Việt Nam “đầu đầy chữ” làm bài rất ổn, ngữ pháp rất tốt nhưng khi đứng trước người nước ngoài lại không nói được, nghe không hiểu. Học sinh chúng ta học rất nhiều về ngoại ngữ nhưng như vậy là chưa hiệu quả”, ông Tiến chia sẻ.

Ông Tiến khẳng định, sau nhiều năm dạy học tiếng Anh liên kết, đã thấy rõ hiệu quả vì học sinh đã giao tiếp được, nói được. Điều này được khẳng định qua việc hàng năm Sở GD&ĐT Hà Nội lấy ngẫu nhiên 20% học sinh để test.

Ngoài ra, có cuộc thi đơn vị phối hợp với trung tâm tổ chức đến nay đã 18 năm. Những giáo viên gắn bó từ những năm đầu đến nay đều đánh giá, học sinh đang nghe nói tiến bộ vượt bậc.

Về vấn đề sĩ số dạy học theo lớp đại trà, có lớp lên tới 60 em dạy học có hiệu quả? Ông Tiến cho rằng, sĩ số càng thấp càng tốt. Nhưng trong điều kiện hiện nay, giáo viên nước ngoài vào có kỹ năng tổ chức giờ học tốt, học sinh rất hứng thú.

Còn như một số chương trình khác, với phương thức chia nhỏ lớp để mỗi lớp không quá 20 em thì họ lại thu học phí cao, không phải học sinh nào cũng có điều kiện để theo học.

“Tôi phải nói thêm là phải có hiệu quả, có lý nó mới tồn tại bao nhiêu năm nay nếu không 1-2 năm nó sẽ không đứng được. Đương nhiên, ko thể khằng định 100% học sinh học tốt như nhau được vì cũng như học Toán hay các môn khác, có em học tốt, em học khá, em học yếu”, ông Tiến nói.

CH (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh