Tiền Giang và những giải pháp thiết thực nhằm nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau
- Dược liệu
- 17:47 - 12/12/2021
- Tuyên Quang phấn đấu có 34 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau
- Bình Thuận nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau
- Nâng cao năng lực các thành viên CLB Liên thế hệ tự giúp nhau
- Liên thế hệ chung tay chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi
- Quảng Ninh phát huy hiệu quả mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau
117 CLB Liên thế hệ tự giúp nhau được thành lập
Sau 03 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020, công tác xây dựng và phát triển CLB Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có bước chuyển biến mới, tác động tích cực đến phong trào của người cao tuổi toàn tỉnh.
Giai đoạn 2017 - 2020, toàn tỉnh đã thành lập 117 CLB Liên thế hệ tự giúp nhau, với 6.395 thành viên tham gia, đạt 68,02% cơ sở Hội. CLB Liên thế hệ tự giúp nhau đóng vai trò tích cực trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự. Tại những địa bàn có Câu lạc bộ, đời sống của người cao tuổi và cộng đồng có sự thay đổi tích cực, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thành viên Câu lạc bộ được hưởng lợi từ hoạt động chăm sóc sức khỏe, được sự hỗ trợ của tình nguyện viên, tiếp cận thông tin, hỗ trợ về pháp lý và đáp ứng nhu cầu về văn hóa, tinh thần thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí. Các hoạt động tình nguyện viên giúp đỡ người khó khăn, cô đơn, hỗ trợ cộng đồng tạo ra nét mới trong hoạt động, lôi cuốn người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội, nâng cao uy tín của tổ chức Hội trong đời sống cộng đồng.
Hoạt động của CLB Liên thế hệ tự giúp nhau đã chứng minh đây là mô hình có hiệu quả thiết thực, góp phần thích ứng với xu hướng già hóa dân số, phù hợp với người cao tuổi và điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam. Đây là mô hình đặc trưng mà các loại hình Câu lạc bộ khác không có được; vừa chặt chẽ về tổ chức, phong phú về nội dung, vừa là mô hình giảm nghèo và sân chơi bổ ích cho người cao tuổi, giúp người cao tuổi tăng thu nhập, cải thiện sức khỏe. Tính bền vững là sự khác biệt lớn nhất của mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau so với tất cả các mô hình khác.
Sự cần thiết của Đề án nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau
Ngày 31/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1336/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn đến năm 2025. Đây là cơ sở pháp lý và cũng là căn cứ để UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Đề án nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
Một trong những mục tiêu của Kế hoạch là 30% đến 40% số ấp, khu phố có CLB Liên thế hệ tự giúp nhau; có thêm ít nhất 250 câu lạc bộ mới được xây dựng. Mỗi câu lạc bộ có từ 50 đến 70 thành viên, trong đó 60% - 70% là phụ nữ; 60% - 70% là người cao tuổi; 30% - 40% là người trẻ tuổi, ưu tiên người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người cận nghèo. Có ít nhất 70% CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thực hiện đủ các hoạt động và được quản lý tốt, có ít nhất 50% thành viên được vay vốn để sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, mọi thành viên được nâng cao sức khỏe về thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, kiến thức và bảo vệ quyền lợi. 100% CLB Liên thế hệ tự giúp nhau có quỹ để tăng thu nhập và quỹ hoạt động do Câu lạc bộ tự quản lý theo Quy chế của Câu lạc bộ.
Đối với câu lạc bộ, việc phát triển CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thông qua cách tiếp cận liên thế hệ, tự giúp nhau dựa vào cộng đồng, góp phần chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; đặc biệt, hướng tới giúp đỡ người cao tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và khó khăn tại cộng đồng.
Đối với Hội Người cao tuổi, hoạt động này nâng cao vai trò của Hội Người cao tuổi và huy động sự tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi, góp phần làm tốt công tác người cao tuổi và ứng phó với già hóa dân số.
Những giải pháp thiết thực
Để thực hiện được các mục tiêu trên, thời gian tới, UBND tỉnh Tiền Giang sẽ tích cực truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về CLB Liên thế hệ tự giúp nhau. Phối hợp với cơ quan truyền thông cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác động và hiệu quả của CLB Liên thế hệ tự giúp nhau trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Tổ chức hội thảo, tham quan mô hình, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để phổ biến, xây dựng CLB Liên thế hệ tự giúp nhau. Tuyên truyền về gương điển hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau, tác động của mô hình trong công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ở cơ sở.
Đồng thời, vận động các tổ chức chính trị, xã hội, các hội, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kỹ thuật, tài chính,... cho các Câu lạc bộ. Hội Người cao tuổi các cấp tự xây dựng, quản lý và huy động nguồn kinh phí để nhân rộng CLB Liên thế hệ tự giúp nhau, xây dựng quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, cơ quan liên quan để tạo điều kiện hỗ trợ thành lập và hoạt động của CLB Liên thế hệ tự giúp nhau.
Đồng thời, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, tìm nguồn trợ giúp kỹ thuật và tài chính để hỗ trợ hoạt động và nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau...