THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:25

Thừa Thiên - Huế: Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong thời kỳ mới

Thừa Thiên – Huế: Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong thời kỳ mới - Ảnh 1.

Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

T

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo nói trên; phối hợp đẩy mạnh phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" tại các doanh nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận thông tin chính thức, nâng cao ý thức giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Các địa phương thực hiện rà soát việc thực hiện bổ nhiệm Hòa giải viên lao động để xem xét kiện toàn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên lao động theo quy định. Hồ sơ đề nghị của các địa phương gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh trước ngày 29/5/2020 để tổng hợp và trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan, địa phương có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động đối với người lao động, người sử dụng lao động, nhất là người lao động, người sử dụng lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp. Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về lao động, công đoàn, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong các doanh nghiệp trên địa bàn, xử nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật.

Sở cần thường xuyên theo dõi và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp lao động kéo dài dẫn đến đình công. Nghiên cứu xây dựng và tham mưu UBND tỉnh Đề án phát triển quan hệ lao động, các chương trình, kế hoạch hỗ trợ phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu kiện toàn thiết chế hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn để giải quyết có hiệu quả các tranh chấp lao động phát sinh và thực hiện tốt vai trò hỗ trợ phát triển quan hệ lao động; nâng cao năng lực và tham mưu thực hiện chế độ đãi ngộ phù hợp với hòa giải viên, trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp lao động và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thừa Thiên – Huế chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện của các sở, ngành, địa phương; định kỳ, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, trung ương.

Công văn cũng nêu rõ, Sở Nội vụ Thừa Thiên – Huế chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh bố trí biên chế chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức đại diện người lao động và quản lý, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương; nghiên cứu, xây dựng phương án bố trí biên chế để thực hiện thí điểm mô hình giải quyết tranh chấp lao động với việc bố trí một số hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động chuyên trách vừa thực hiện giải quyết tranh chấp, vừa hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.

UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cơ quan có liên quan bố trí quỹ đất, có chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội, các công trình phúc lợi tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.

Được biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có 6 khu công nghiệp, 1 khu kinh tế và 1 số cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có 3.560 doanh nghiệp đang hoạt động với khoảng hơn 97.000 lao động tham gia làm việc. Tuy nhiên, tại hầu hết các khu công nghiệp, khu kinh tế này chưa hình thành nhà ở cho công nhân; chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở cho người lao động.

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh