THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:55

Thoát nghèo nhờ vốn tín dụng ưu đãi tại Đắk Lắk

Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ cho vay đối với đối tượng hộ nghèo, cận nghèo tại Đắk Lắk. Hàng tháng, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo phòng giao dịch tại các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tại điểm giao dịch xã, đồng thời, giảm thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo, cận nghèo vay vốn dễ dàng, thuận tiện. Đặc biệt, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã duy trì tốt hoạt động tại hàng trăm điểm giao dịch xã, thị trấn, thực hiện giao dịch cố định vào các ngày trong tháng ngay tại cơ sở. Tại mỗi điểm giao dịch xã đều công khai bảng biểu về chế độ chính sách tín dụng ưu đãi, lãi suất cho vay, công khai dư nợ và các văn bản mới liên quan đến tín dụng chính sách…Từng tổ giao dịch lưu động của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh cũng hoạt động hiệu quả nên tỷ lệ giải ngân cho vay, thu nợ, thu lãi tại các điểm giao dịch luôn đạt từ 90% trở lên.

Tính đến ngày 30/6/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Pắk đã thực hiện 16 chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, tổng dư nợ 474,9 tỷ đồng với 14.114 hộ vay vốn, bình quân dư nợ 33,6 triệu đồng/hộ. Trong đó, cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội đoàn thể là 474,3 tỷ đồng, cho vay trực tiếp 594 triệu đồng. Tổng dư nợ quá hạn và nợ khoanh của các chương trình tín dụng ưu đãi là 732 triệu đồng, chiếm 0,16% tổng dư nợ.

Tại huyện MĐ’Rắk, tính đến nay, tổng dư nợ ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác là hơn 480 tỷ đồng với 10.330 khách hàng đang vay vốn. Trong đó, Hội Nông dân huyện quản lý hơn 114 tỷ đồng với 2.506 khách hàng tại 61 tổ tiết kiệm và vay vốn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện quản lý gần 148 tỷ đồng với 3.090 khách hàng tại 72 tổ. Hội Cựu Chiến binh huyện quản lý hơn 113 tỷ đồng với 2.477 khách hàng tại 57 tổ; Huyện Đoàn quản lý hơn 105 tỷ đồng với 2.257 khách hàng tại 58 tổ. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đang triển khai cho vay 16 chương trình tín dụng ưu đãi, với tổng dư nợ đạt hơn 481 tỷ đồng với 10.334 khách hàng đang vay vốn.

Tín dụng ưu đãi đã bám sát chương trình giảm nghèo và định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn vay tập trung cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nâng cao chất lượng cuộc sống.

Từ nguồn vốn ưu đãi người dân phát triển chăn nuôi đàn bò mang lại thu nhập để thoát nghèo

Từ nguồn vốn ưu đãi người dân phát triển chăn nuôi đàn bò mang lại thu nhập để thoát nghèo

Tại huyện Buôn Đôn, gia đình ông Lê Mộng Huynh xã EaVen, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn của ngân hàng chính sách nhằm phát triển chăn nuôi, ông Huynh đã vay 40 triệu đồng để chăn nuôi bò sinh sản và dê sinh sản. Lúc đầu ông mua một con bò cái và dê giống, đến nay đàn bò được 4 con và dê được 30 con đã lớn và cho thu hoạch cao, Ông cho phóng viên biết vừa rồi đã bán một số bò và dê, ông thu về một số tiền kha khá phụ thêm vào kinh tế gia đình. Gia đình ông ít người, sức khỏe không ổn định nhưng chương trình vay vốn chăn nuôi, phát triển kinh tế để thoát nghèo này đối với tôi là có hiệu quả và phù hợp với gia đình tôi, chương trình này cần nhân rộng để những người khó khăn như tôi được tiếp cận và được vay vốn để phát triển thoát khỏi nghèo khó.

Giám đốc Chi nhành Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Buôn Đôn Võ Khắc Huy cho biết, hiện tại, có 9.480 hộ, trong đó 4.900 hộ dân tộc thiểu số, được vay tín chấp với số tiền 342 tỷ đồng. Hầu hết các hộ vay đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, phát huy tốt hiệu quả xoá đói giảm nghèo, nên số nợ xấu, nợ quá hạn chỉ 236 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,07%. Hầu hết các đối tượng này chậm nợ, nợ xấu đều bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh. Ngân hàng có nhiều biện pháp để giảm khó khăn cho khách hàng bằng cách gia hạn nợ, cho vay lưu vụ. Nếu như trường hợp bất khả kháng thì chúng tôi có thể khoanh nợ lại cho họ theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, đề nghị với ngân hàng cấp trên là tăng thêm nguồn vốn vì trước tình hình khó khăn như vậy thì người dân rất cần nguồn vốn này.

LÊ NHUẬN

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh