CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:25

Thị trường bất động sản 2016: Vững vàng trong biến động

 

Theo số liệu mới từ JLL cho thấy, lượng giao dịch bất động sản toàn cầu trong quý 3/ 2016, ghi nhận mức tăng nhẹ khi mà thị trường đang dần lấy lại đà tăng trưởng trước khi bước vào giai đoạn cuối năm.

Với những cuộc đàm phán về Brexit ở Anh, cuộc tranh cử tổng thống tại Mỹ, cổ phiếu Deutsche Bank rớt xuống mức thấp nhất lịch sử, và việc Nhật Bản công bố thêm một gói kích thích tiền tệ, quý 3 đã có khá nhiều bất ổn về chính trị và kinh tế.

Mặc dù vậy, thị trường bất động sản toàn cầu vẫn trụ vững trong giai đoạn từ tháng Bảy đến tháng Chín, và vẫn có khả năng đạt được tổng lượng giao dịch cả năm ở mức 610-630 tỷ USD khi chúng ta bước vào quý cuối cùng, theo JLL.

Hoạt động đầu tư toàn cầu trong Q3 đạt 163 tỷ USD, chỉ thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm 2015 và cao hơn 6% so với quý 2/2016. Qua đó, tổng giao dịch chín tháng vừa qua đạt 454 tỷ USD, thấp hơn 8% so với cùng kỳ năm 2015.

 

 

David Green Morgan, Giám đốc Nghiên cứu thị trường vốn toàn cầu tại JLL cho biết: Quan trọng nhất là hiệu suất của những thị trường lớn trong quý cuối cùng, đặc biệt là Anh, nơi luôn có những chuyển biến tích cực vào những tháng cuối năm.

Arthur de Haast, Trưởng bộ phận Thị trường vốn quốc tế tại JLL, cho biết: "Chịu ảnh hưởng từ Brexit, thị trường bất động sản Anh đã chứng kiến ​​sự sụt giảm mạnh về hoạt động đầu tư trong những tháng gần đây với các con số mới nhất cho tnhất cho thấy khối lượng giao dịch đã giảm đi khoảng 30% tính theo đồng nội tệ.” "Tuy nhiên, chúng tôi có thể thấy một số nhà đầu tư quốc tế đã tận dụng lợi thế của việc điều chỉnh giá trị đồng Bảng Anh để thâu tóm các tài sản mà đặc biệt là ở London. Sẽ có những sản phẩm bổ sung được tung ra thị trường trong vòng vài tuần tới và đây sẽ là thước đo quan trọng về nhu cầu thị trường, khi mà các nhà đầu tư vẫn còn lượng vốn dồi dào và đang rất quan tâm đến việc đầu tư vào bất động sản.”

Châu Âu là khu vực duy nhất ghi nhận giảm tại mức 6% so với quý 2/2016 và giảm 16% so với quý 3 /2015, đạt 53 tỷ USD. Dù vậy, khối lượng giao dịch tính từ đầu năm tỏ ra khá khả quan khi chỉ thấp hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt 160 tỷ USD. Thị trường Anh là nguyên nhân chính của sự sụt giảm này, với lượng giao dịch giảm tới gần 30% tính theo đồng nội tệ. Tuy nhiên, nếu không xét đến nước Anh thì khu vực này lại cho thấy sự ổn định của thị trường so với cùng kỳ năm ngoái, khi mà Pháp và Đức có tốc độ tăng trưởng tương tự như năm 2015 và hoạt động đầu tư tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở Trung và Đông Âu, Hà Lan, Nga và Bắc Âu.

 

 

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chứng kiến ​​sự phục hồi của các hoạt động đầu tư so với năm trước khi đạt mức 32 tỷ USD, tăng 3% so với quý 3/2015 và tang 14% so với quý 2/2016. Kết quả là tổng khối lượng giao dịch tính từ đầu năm đã đạt đến mức 86 tỷ USD, chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc là thị trường năng động nhất trong quý với khối lượng tăng 40% so với quý 3/2015 trong bối cảnh tăng trưởng về lượng giao dịch các danh mục đầu tư. Mặc dù đồng Yên đã tăng mạnh trong ba tháng qua, lượng giao dịch tại Nhật Bản vẫn không có nhiều nổi trội, thấp hơn khoảng 10% so với năm 2015 tính trong vòng chín tháng đầu năm. Ở những nơi khác, thị trường Úc vẫn sụt giảm khi mà nguồn cung vẫn còn thiếu hụt, trong khi đó Singapore lại là một thị trường đang hồi sinh với khối lượng tăng lên đến hơn 40% tính từ đầu năm nay.

Mặc dù có một khởi đầu chậm chạp, song lượng giao dịch ở châu Mỹ vẫn tăng nhẹ trong quý 3, đạt mức 78 tỷ USD, tăng 2% so với quý 3/2015. Kết quả là, tổng lượng giao dịch của khu vực từ đầu năm nay đã đạt mức 208 tỷ USD, thấp hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động của thị trường Canada đã tăng lên đáng kể, ghi nhận mức tăng 12% so với quý 2/2015, trong khi đó Mexico vẫn là điểm sáng ở Mỹ Latinh với gần 2 tỷ USD giá trị tài sản được giao dịch tính từ đầu năm 2016.

MINH THÔNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh