CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:22

Thanh tra ngành y tế cần "mạnh tay" với Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu

Bệnh viện thẩm mỹ Á -Âu thường xuyên đăng tải các nội dung quảng cáo với mục đích PR cho công nghệ làm đẹp da PRP...

Thực hiện PRP sai phép!

Trong số báo trước báo Dân Sinh có nêu, trên website của Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu thường xuyên đăng tải các nội dung quảng cáo, với mục đích PR cho công nghệ làm đẹp da PRP, hàng loạt những lời lẽ có cánh, như PRP là công nghệ thẩm mỹ không phẫu thuật mà sử dụng ngay huyết tương giàu tiểu cầu của chính cơ thể mình để giải quyết các vấn đề về lão hoá da, da nám, lão hoá da giúp da được tái sinh, trẻ trung và căng mịn…

Quảng cáo, PR rầm rộ là vậy, tuy nhiên, theo các chuyên gia y tết cho biết: PRP là một phương pháp làm đẹp khá nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, việc tiêm PRP để làm đẹp có thể gây ra những hệ quả như đau và sưng ở vùng tiêm, nhiễm trùng nếu dụng cụ không được vô khuẩn tuyệt đối; có thể sốc phản vệ mặc dù PRP được lấy từ chính bản thân người ấy. 

Nếu quá trình trích hút huyết tương giàu tiểu cầu mà hút lẫn hồng cầu, thì những hồng cầu này dễ kết lại thành cục máu đông, hoặc trong quá trình tiêm, kim tiêm làm tổn thương mạch máu lớn dẫn đến sự hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông di chuyển lên não, nó sẽ gây nhồi máu não - là tai biến rất nặng, có thể tử vong hoặc di chứng liệt suốt đời,…

Bên cạnh đó, phương pháp PRP bị chống chỉ định với phụ nữ mang thai, bệnh nhân nhiễm HIV, người đang mắc các bệnh về tiểu cầu, bệnh di truyền thiếu máu, các bệnh về rối loạn đông máu hoặc đang uống thuốc chống đông máu, dị ứng da,…

Nghiêm trọng hơn, theo tìm hiểu của PV, hiện nay, tại Việt Nam, phương pháp PRP – huyết tương giàu tiểu cầu không có trong danh mục kỹ thuật của Bộ Y tế (ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/ TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế). Điều đó có nghĩa, các cơ sở y tế không được cấp phép thực hiện phương pháp này và việc Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu thực hiện PRP cho các khách hàng là trái phép?

Lời tư vấn có phần nói quá của bệnh viện Thẩm mỹ Á Âu.

Trong khi đó, như lời quảng cáo trên website, thậm chí quảng cáo cả trên các tạp chí, phương pháp PRP lại được “tung hô” bằng những lời lẽ có cánh, như điều trị da an toàn, không hề xuất hiện dị ứng lây nhiễm, hay bất kỳ biến chứng nào… 

Bà Dương Ngọc Hà quản lí Bệnh viện Á Âu chi nhánh Hà Nội.

Như vậy, việc Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu thực hiện việc quảng cáo và thực hiện phương pháp PRP trong khi phương pháp này không có trong danh mục kỹ thuật của Bộ Y tế đã vi phạm Nghị định 158/2013/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thể thaodu lịch) ngày 12/11/2013. 

Theo đó, Khoản 1 Điều 74 (Vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh), Nghị định này quy định rõ: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không đúng hoặc quá phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, Mục b, Khoản 5, Điều 51 (Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo) Nghị định này đã quy định rõ, Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này. 

Quảng cáo không chỉ trên trang Web, mà còn cả trên các tạp chí

Trước thông tin Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu quảng cáo và thực hiện phương pháp PRP sai phép, hàng loạt khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của thẩm mỹ viện này đã tỏ ra vô cùng hoang mang, lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn của mình. Câu hỏi dư luận đang đặt ra là liệu chất lượng của phương pháp chăm sóc da này có hiệu quả như lời quảng cáo?

Từng 2 lần bị Thanh tra Bộ Y tế “sờ gáy”!

Nghiêm trọng hơn, theo tìm hiểu của PV được biết, Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu từng có “tiền sử” “lén lút” áp dụng các phương pháp công nghệ cao vào làm đẹp mà chưa được Bộ Y tế cấp phép. 

Cụ thể, năm 2014, bệnh viện này đã “cầm đèn chạy trước ô tô" khi áp dụng kỹ thuật căng da bằng chỉ vàng vào chăm sóc da khi phương pháp này chưa được cho phép sử dụng tại Việt Nam. 

Chưa dừng lại ở đó, 4/8/2014, đoàn Thanh tra Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu, đã phát hiện hồ sơ quảng cáo của Bệnh viện Thẩm mỹ Á Âu chưa thực hiện đúng quy trình theo quy định của Bộ. 

Về những sai phạm trên, Bệnh viện Thẩm mỹ Á Âu đều đã bị Bộ Y tế “tuýt còi” và xử phạt nghiêm trọng. 

Liên quan đến hoạt động quảng cáo và thực hiện phương pháp PRP sai phép tại Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu, đề nghị Sở y tế Hà Nội, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh  và Bộ Y tế sớm vào cuộc làm rõ nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc cho người dân.

Thực hiện PRP sai phép!

Trong số báo trước báo Dân Sinh có nêu, trên website của Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu thường xuyên đăng tải các nội dung quảng cáo với mục đích PR cho công nghệ làm đẹp da PRP với hàng loạt những lời lẽ có cánh như PRP là công nghệ thẩm mỹ không phẫu thuật mà sử dụng ngay huyết tương giàu tiểu cầu của chính cơ thể mình để giải quyết các vấn đề về lão hoá da, da nám, lão hoá da giúp da được tái sinh, trẻ trung và căng min…

Quảng cáo, PR rầm rộ là vậy, tuy nhiên, theo các chuyên gia y tết cho biết: PRP là một phương pháp làm đẹp khá nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, việc tiêm PRP để làm đẹp có thể gây ra những hệ quả như đau và sưng ở vùng tiêm, nhiễm trùng nếu dụng cụ không được vô khuẩn tuyệt đối; có thể sốc phản vệ mặc dù PRP được lấy từ chính bản thân người ấy.

Nếu quá trình trích hút huyết tương giàu tiểu cầu mà hút lẫn hồng cầu thì những hồng cầu này dễ kết lại thành cục máu đông, hoặc trong quá trình tiêm, kim tiêm làm tổn thương mạch máu lớn dẫn đến sự hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông di chuyển lên não, nó sẽ gây nhồi máu não - là tai biến rất nặng, có thể tử vong hoặc di chứng liệt suốt đời,…

Bên cạnh đó, phương pháp PRP bị chống chỉ định với phụ nữ mang thai, bệnh nhân nhiễm HIV, người đang mắc các bệnh về tiểu cầu, bệnh di truyền thiếu máu, các bệnh về rối loạn đông máu hoặc đang uống thuốc chống đông máu, dị ứng da,…

Nghiêm trọng hơn, theo tìm hiểu của PV, hiện nay, tại Việt Nam, phương pháp PRP – huyết tương giàu tiểu cầu không có trong danh mục kỹ thuật của Bộ Y tế (ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/ TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế). Điều đó có nghĩa, các cơ sở y tế không được cấp phép thực hiện phương pháp này và việc Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu thực hiện PRP cho các khách hàng là trái phép?

Trong khi đó, như lời quảng cáo trên website, thậm chí quảng cáo cả trên các tạp chí, phương pháp PRP lại được “tung hô” bằng những lời lẽ có cánh như điều trị da an toàn, không hề xuất hiện dị ứng lây nhiễm, hay bất kỳ biến chứng nào…

Như vậy, việc Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu thực hiện việc quảng cáo và thực hiện phương pháp PRP trong khi phương pháp này không có trong danh mục kỹ thuật của Bộ Y tế đã vi phạm Nghị định 158/2013/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thể thao và du lịch) ngày 12/11/2013.

Theo đó, Khoản 1 Điều 74 (Vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh), Nghị định này quy định rõ: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không đúng hoặc quá phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. 

Bên cạnh đó, Mục b, Khoản 5, Điều 51 (Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo) Nghị định này đã quy định rõ, Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này.

Như vậy rõ ràng việc Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu vi phạm các quy định pháp luật là hoàn toàn có cơ sở.

Trước thông tin Thẩm mỹ viện Ella Beauty quảng cáo và thực hiện phương pháp PRP sai phép, hàng loạt khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của thẩm mỹ viện này đã tỏ ra vô cùng hoang mang, lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn của mình. Câu hỏi dư luận đang đặt ra là liệu chất lượng của phương pháp chăm sóc da này có hiệu quả như lời quảng cáo?

Từng 2 lần bị Thanh tra Bộ Y tế “sờ gáy”!

Nghiêm trọng hơn, theo tìm hiểu của PV được biết, Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu từng có “tiền sử” “lén lút” áp dụng các phương pháp công nghệ cao vào làm đẹp mà chưa được Bộ Y tế cấp phép.

Cụ thể, năm 2014 bệnh viện này đã “cầm đèn chạy trước ô tô" khi áp dụng kỹ thuật căng da bằng chỉ vàng vào chăm sóc da khi phương pháp này chưa được cho phép sử dụng tại Việt Nam.

Chưa dừng lại ở đó, 04/08/2014, đoàn Thanh tra Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã phát hiện hồ sơ quảng cáo của Bệnh viện Thẩm mỹ Á Âu chưa thực hiện đúng quy trình theo quy định của Bộ.

Về những sai phạm trên, Bệnh viện Thẩm mỹ Á Âu đều đã bị Bộ Y tế “tuýt còi” và xử phạt nghiêm trọng.

 

Liên quan đến hoạt động quảng cáo và thực hiện phương pháp PRP sai phép tại Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu, đề nghị Sở y tế Hà Nội và các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc cho người dân.

Nhóm PVPL

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh