THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:15

Thanh Hoá: Đảm bảo an sinh xã hội bền vững

Trong những năm qua, để từng bước ổn định và đảm bảo công bằng xã hội, trên cơ sở chủ trương, chính sách của Trung ương, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quan tâm thực hiện đồng bộ các chế độ, chính sách giúp người nghèo, đối tượng chính sách có điều kiện được chăm sóc tốt hơn. Quan tâm nhiều hơn tới công tác ASXH.

Với vai trò cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực xã hội như: Bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội, người có công, bảo vệ chăm sóc trẻ em... thời gian qua Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa đã khẳng định vai trò nòng cốt trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm tốt công tác ASXH, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hoá: Đảm bảo an sinh xã hội bền vững - Ảnh 1.

Hỗ trợ bò cho bà con huyện Như Xuân (Thanh Hoá) thoát nghèo

Đồng thời tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để làm tốt công tác giảm nghèo như: Ưu tiên thực hiện các chính sách, trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, vay vốn tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, hỗ trợ tiền điện...

Đến nay, 100% người nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được cấp thẻ BHYT, hàng ngàn người nghèo đã được hỗ trợ vay vốn ưu đãi, ĐTN, GQVL, qua đó từng bước thoát nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo của Thanh Hóa giảm dần qua các năm. Từ năm 2016- 2020, đã GQVL cho khoảng 336.000 lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm từ 3,6% xuống còn 3,1%. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 2,56%.

Cùng với công tác giảm nghèo, các công tác chăm lo cho đối tượng chính sách, NCC, công tác bảo trợ xã hội... cũng được quan tâm, thực hiện đầy đủ, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân. 100% các đối tượng đã được chuyển hưởng trợ cấp ưu đãi theo quy định, gia đình NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư cùng địa bàn. Hàng năm, có khoảng 35 ngàn lượt đối tượng được thụ hưởng chế độ điều dưỡng tập trung hoặc điều dưỡng tại gia đình, 100% người nghèo, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được thụ hưởng chế độ bảo hiểm y tế.

Chính sách giảm nghèo, giải quyết việc làm luôn được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm. Theo đó, các cơ chế, chính sách giảm nghèo tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tăng cường hỗ trợ người nghèo toàn diện, tập trung giảm nghèo cho đồng bào dân tộc, vùng miền núi khó khăn của tỉnh, bổ sung chính sách đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; chính sách hỗ trợ vay vốn tạo việc làm, xuất khẩu lao động; hỗ trợ tạo sinh kế...

Hàng ngàn lượt hộ nghèo được vốn với tổng kinh phí từ ngân sách Nhà nước khoảng trên 450 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo đã phát huy hiệu quả tích cực, tạo điều kiện và động lực để hộ nghèo, hộ cận nghèo thay đổi tập quán sản xuất, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật, làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển sản xuất và đã giúp trên 40.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống. Đối với những người yếu thế, đã được các cấp, các ngành triển khai đồng bộ chính sách và giải pháp bảo đảm ASXH.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng cho biết: "Bảo đảm ngày càng tốt hơn công tác ASXH luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và là chìa khóa để phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh Thanh Hoá. Trong nhiều năm qua, Thanh Hóa đã xây dựng và thực hiện các chính sách, giải pháp bảo đảm ASXH cho nhân dân. Hệ thống các chính sách ASXH ngày càng đồng bộ và hoàn thiện trên các lĩnh vực: XĐGN, GQVL, phát triển hệ thống bảo hiểm, ưu đãi NCC, trợ giúp xã hội, mở rộng các dịch vụ xã hội công cộng, tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hóa, y tế và giáo dục. Cùng với nguồn lực không ngừng tăng lên và những nỗ lực trong tổ chức thực hiện, công tác ASXH ngày càng được bảo đảm tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh"

"Tỉnh Thanh Hóa xác định công tác bảo đảm ASXH là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Do vậy, thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục tập trung GQVL, chú trọng tạo việc làm ổn định, cải thiện môi trường và điều kiện lao động, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động, giải quyết kịp thời các chế độ ASXH, BHTN đối với lao động mất việc làm. Phấn đấu, bình quân mỗi năm GQVL mới cho trên 60.000 lao động. Thông qua các chính sách khuyến khích về dạy nghề, GQVL và giảm nghèo tạo điều kiện cho người lao Với những nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, nhiều năm qua, kinh tế của tỉnh có sự phát triển vượt bậc, cùng với đó, các mục tiêu, chỉ tiêu thuộc lĩnh vực xã hội trên địa bàn tỉnh luôn đạt và vượt so với kế hoạch đề ra" - ông Nguyễn Đình Xứng cho biết thêm.

"Đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của NCC, người nghèo, dân tộc thiểu số, các đối tượng yếu thế được cải thiện rõ rệt. Vì vậy việc đảm bảo ASXH đã góp phần tạo lòng tin của nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay, kinh phí thực hiện các chính sách còn hạn chế nên một số mục tiêu kế hoạch đạt chưa cao. Chính vì vậy, thời gian tới, ngành LĐ-TB&XH tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách ASXH; tập trung hỗ trợ người yếu thế có việc làm, thu nhập ổn định, cải thiện điều kiện việc làm thông qua vay vốn tạo việc làm, tiếp cận thông tin thị trường lao động, dạy nghề, nhất là quan tâm đến người dân trong vùng bị thu hồi đất. Các chính sách giảm nghèo tập trung vào việc hỗ trợ nguồn lực về sản xuất để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Đảm bảo an sinh xã hội bền vững" - Chủ tịch Nguyễn Đình Xứng nhấn mạnh.

THU HƯƠNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh