Thái Bình: Chú trọng nâng cao năng lực cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp
- Tây Y
- 11:38 - 05/12/2023
- Vinh danh “Sáng kiến giáo dục thông minh - SEI Awards” lần thứ nhất năm 2023
- Đại học Đà Nẵng vinh danh tân thủ khoa và trao học bổng cho sinh viên vượt khó, học giỏi
- Trở thành quán quân IC Master 2023 nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo quảng bá ẩm thực Huế
- Đà Nẵng đẩy mạnh tuyển sinh, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Các lớp bồi dưỡng do chuyên gia cao cấp đầu ngành của Viện Đào tạo và phát triển nhân lực hướng dẫn, lớp bồi dưỡng về “Kỹ năng, phương pháp truyền thông trong giáo dục nghề nghiệp” giúp cho nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận thức đúng vị trí, vai trò, tác động của hoạt động truyền thông trong các cơ sở GDNN; xác định nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động truyền thông và ứng dụng các công cụ, áp dụng các phương tiện kỹ thuật số trong hoạt động truyền thông trong các sở giáo dục nghề nghiệp. Kết thúc lớp bồi dưỡng các học viên đã hiểu biết sâu hơn về vai trò của truyền thông trong giáo dục nghề nghiệp; Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông trong các cơ sở GDN; Nội dung và các hình thức truyền thông trong các cơ sở GDNN; Những vấn đề đặt ra đối với đổi mới truyền thông trong GDNN; Nắm được chủ trương, bối cảnh, thời cơ, thách thức tăng cường hoạt động truyền thông trong GDNN; Nhận thức được các giải pháp triển khai hoạt động truyền thông trong các cơ sở GDNN; Áp dụng được các phương tiện kỹ thuật số trong hoạt động truyền thông… thì lớp bồi dưỡng về ‘Kỹ năng phát triển chương trình, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo” lại trang bị cho người học: nhận thức được những xu thế mới trong phát triển chương trình đào tạo, chuyển "chuẩn đầu ra" được quy định vào trong chương trình đào tạo, lồng ghép được kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo và bài giảng chuyên môn,biên tập được giáo trình và học liệu giảng dạy theo hướng chuẩn hóa, thực hiện nghiên cứu một vấn đề khoa học, viết và xuất bản các bài báo khoa học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức được các công nghệ mới nổi của ICT trong giảng dạy, tiến trình thiết kế một khóa học trực tuyến, xây dựng được các học liệu số và nền tảng quản lý học liệu số phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở…
Trong những năm qua do tỉnh đã chú trọng nâng cao năng lực nhà giáo và cán bộ quản lý, giáo dục nghề nghiệp tiếp tục có sự chuyển biến tích cực góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo và số lao động tạo việc làm mới tăng đều qua các năm; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Công tác chăm lo phát triển nguồn nhân lực được chú trọng; toàn tỉnh hiện có 27 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (04 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp,18 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trong đó 8/8 huyện, thành phố có Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc, 19 cơ sở công lập, 08 cơ sở tư thục). Hệ thống giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được đổi mới toàn diện, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng của doanh nghiệp, thị trường lao động. Đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Theo ông Phí Ngọc Thành, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình cho biết “…Thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 ngày 8/5/2023 Chủ tịch tỉnh đã có quyết định số 849/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, hiện sở đang tích cực, chủ động triển khai các giải pháp đẩy mạnh đào tạo lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển Kinh tế - Xã hội”, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.