Giúp học sinh điêu luyện kỹ năng thực hành trên động vật
- Dược liệu
- 16:33 - 21/05/2016
- Tạp chí Dạy và Học ngày nay tặng quà cho học sinh nghèo hiếu học Nghệ An
- Hà Nội: Công bố chỉ tiêu, số lượng học sinh vào lớp 10 công lập
- Hà Tĩnh: Nhà trường trả lại hơn 120 triệu đồng cho học sinh
- Thanh Hóa: Trao thưởng cho các học sinh đạt giải quốc gia
- Tăng cường chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh, trẻ em
- Nghệ An: Cấm học sinh uống rượu bia khi tổ chức chia tay cuối khóa
- Bắc Ninh: Cô giáo "điên" đánh nam sinh bầm tím người vì không làm bài tập
- Học sinh giỏi quốc gia tự tử: Ai cũng bất ngờ
- Hơn 16.000 học sinh Hà Nội không dự thi đại học
- Học sinh dùng điện thoại khi tới trường: Hẹn hò, xem phim nhạy cảm
Học sinh thực hành
Kĩ năng làm thí nghiệm
Kĩ năng chuẩn bị thí nghiệm: Để rèn luyện kĩ năng này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách lựa chọn mẫu vật đạt chuẩn theo yêu cầu của bài thực hành trong khâu dặn dò từ bài học hôm trước.
Kĩ năng tiến hành thí nghiệm: Trong chương trình sinh học 7, một số bài sử dụng kính hiển vi nên cần rèn cho học sinh nhóm kĩ năng làm việc với kính hiển vi. Những kĩ năng cụ thể cần có khi sử dụng kính hiển vi bao gồm:
Kĩ năng xử lí mẫu vật, làm tiêu bản hiển vi; kĩ năng lên kính; kĩ năng lấy ánh sáng và điều chỉnh ốc vít; kĩ năng quan sát dưới kính.
Kĩ năng thực hành trên động vật
Kĩ năng xử lí mẫu vật thực hành: Hình thành kĩ năng này sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không bồi dưỡng được cho học sinh lòng yêu động vật, lòng say mê nghiên cứu khoa học thực nghiệm.
Nhất là đối với học sinh khu vực thành phố, các con rất xa lạ và sợ động vật mẫu. Vì vậy qua các bài thực hành cũng giúp các em gần gũi hơn với thiên nhiên, thêm yêu và bảo vệ thiên nhiên.
Kĩ năng mổ động vật: Đây là nhóm kĩ năng chính cần rèn luyện cho học sinh trong chương trình sinh học, bao gồm kĩ năng mổ động vật không xương sống và kĩ năng mổ động vật có xương sống. Trên cơ sở đó, học sinh phát hiện kiến thức liên quan đến cấu tạo trong của động vật.
Kĩ năng quan sát và vẽ hình: Sau khi hoàn thành các thao tác thực hành trên mẫu vật, học sinh cần lĩnh hội được kiến thức thông qua quan sát và có thể vẽ lại hình hoặc thực hiện các bài tập liên quan.
Kĩ năng quan sát cấu tạo ngoài và cấu tạo trong
Gồm các kĩ năng nhỏ: Kĩ năng xác định mục đích quan sát; kĩ năng xác định đối tượng quan sát; kĩ năng xác định nội dung và tiêu chí quan sát; kĩ năng xác định hình thức và phương tiện quan sát; kĩ năng xác định những kĩ thuật cụ thể trong quan sát.
Hướng dẫn, giáo dục học sinh phương pháp, ý thức học tập
Để mỗi học sinh có thể tự giác học tập tốt, người giáo viên giảng dạy nhất thiết phải hướng dẫn cho học sinh phương pháp và thái độ học tập bộ môn.
Với việc chuẩn bị trước ở nhà, học sinh cần hoàn thành các bài tập, các công việc theo hướng dẫn của giáo viên để có thể nắm chắc kiến thức đã học từ bài trước như hầu hết các môn học khác.
Tìm hiểu trước bài học sau: Để tiết kiệm thời gian làm việc và để học sinh vững tin hơn khi tiến hành các thí nghiệm vật lí trên lớp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nghiên cứu trước bài học ở nhà. Tự nghiên cứu cũng là một phương pháp học tích cực mà giáo viên có thể dần hình thành cho học sinh thông qua việc yêu cầu học sinh tìm hiểu trước bài học ở nhà.
Chuẩn bị các dụng cụ và mẫu vật cần thiết cho giờ học sau (nếu giáo viên yêu cầu).
Để học sinh tích cực, tự giác, hứng thú trong việc tìm hiểu bài học của giờ sau, giáo viên nên đặt ra những tình huống có vấn đề sau mỗi bài học, mà kiến thức của nó có liên quan đến bài học sau đó. Trên cơ sở đó, trí tò mò của học sinh sẽ được kích thích, và từ đó thúc đẩy các em say mê tìm hiểu vấn đề mà thầy, cô đã nêu.
Song, bên cạnh đó, để học sinh luôn hào hứng đón nhận những vấn đề mà giáo viên nêu sau mỗi bài học và vui vẻ, say mê tìm hiểu nó thì giáo viên cần luôn luôn động viên học sinh bằng những lời khen, bằng cách cho điểm những học sinh có sự chuẩn bị tốt cho bài học. Điều này sẽ giúp các em tự tin, hứng thú, thi đua nhau trong quá trình học tập.
Ở trên lớp, giáo viên yêu cầu rõ đối với học sinh về ý thức, thái độ học tập trên lớp như: Chú ý nghe giáo viên hướng dẫn để nắm chắc các công việc cần làm; tích cực tham gia và tham gia có trách nhiệm các công việc của nhóm;
Tự giác chấp hành sự phân công của nhóm trưởng trong việc thực hiện công việc trong nhóm. Hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất với tinh thần trách nhiệm cao. Làm việc theo đúng hướng dẫn của giáo viên.
Đặc biệt, giáo viên giáo dục học sinh về ý thức kỉ luật cao trong việc tham gia tiến hành các bước thực hành, bởi vì điều này là điều kiện cần trong nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, nó còn quyết định hiệu quả giờ học, sự an toàn cho cả lớp và bản thân học sinh…