THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:38

Tác động về việc điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

 

Vẫn đảm bảo quyền lợi người lao động

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực việc làm nhận định, việc giảm chi phí cho doanh nghiệp (giảm mức đóng BHTN đối với người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm) nâng cao tính cạnh tranh, tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp, mặt khác đảm bảo tính bền vững của chính sách BHTN, độ an toàn của Quỹ BHTN, đảm bảo khả năng chi trả các chế độ BHTN đối với người lao động và chi phí quản lý; đảm bảo thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện BHTN.

 

Việc giảm mức đóng BHTN đối với người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm sẽ đem lại các lợi ích tích cực (ảnh MH Internet)

 

Được biết, các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề đã được đưa ra theo hai phương án cụ thể gồm; giảm mức đóng BHTN từ mức 1% xuống mức 0,5% đối với người sử dụng lao động. Giảm mức đóng BHTN từ mức 1% xuống mức 0,5% đối với người sử dụng lao động trong một giai đoạn nhất định.  

Việc giảm mức đóng BHTN đối với người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm sẽ đem lại các lợi ích tích cực. Tạo điều kiện cho người sử dụng lao động trong việc giảm chi phí, do đó, tăng lợi nhuận cho người sử dụng lao động cũng như giảm áp lực lên giá thành sản phẩm đầu ra, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và nâng cao tính cạnh tranh, tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp… Giảm bớt phần chi từ Ngân sách Nhà nước để đóng BHTN cho người lao động đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (hiện nay, số người lao động làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập chiếm khoảng 20% số người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp), do đó, giảm áp lực lên Ngân sách Nhà nước.

Quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động vẫn được đảm bảo giữ nguyên nếu giảm mức đóng BHTN đối với người sử dụng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ BHTN nếu đáp ứng đủ các điều kiện hưởng theo quy định tại Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn. Việc tổ chức thu BHTN vẫn giữ nguyên do chỉ giảm mức đóng BHTN mà không thay đổi quy trình thu BHTN.

Việc giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm sẽ tạo ra một số tác động tiêu cực như:  Thu bảo hiểm thất nghiệp giảm, khó tăng mức đóng BHTN trở lại, Tổng chi sẽ dần tiệm cận tổng thu BHTN, mất cân đối thu, chi BHTN hằng năm  

Việc giảm mức đóng BHTN trong khi quyền lợi hưởng các chế độ BHTN vẫn được giữ nguyên như quy định hiện hành, dù điều kiện kinh tế xã hội không có biến động nào đáng kể thì vẫn rất dễ mất cân đối thu – chi bảo BHTN, Quỹ BHTN sẽ bắt đầu phải sử dụng tới phần kết dư của các năm trước đó để chi trả các chế độ BHTN kịp thời cho người lao động.  

Sẽ cân nhắc kỹ phương án lựa chọn

Qua đánh giá, phân tích và tổng hợp các tác động của việc tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp thì: Phương án 1 không được cân nhắc để lựa chọn vì việc giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ mức 1% xuống mức 0,5% đối với người sử dụng lao động không hạn chế thời gian trong điều kiện không có sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước, theo quy định của Luật Việc làm thì tổng số tiền thu vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong năm sẽ giảm đi 25% so với khi giữ nguyên mức đóng, do vậy, trong vài năm tiếp theo, tổng chi bảo hiểm thất nghiệp cao so với tổng thu trong năm, khi đó sẽ phải sử dụng đến phần kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Nếu có biến động lớn về kinh tế, xã hội thì Quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đủ khả năng để chi trả cho người lao động. Thêm vào đó, nếu cho phép giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mà không quy định về thời hạn giảm thì việc tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp sau đó sẽ rất khó thực hiện do gặp phải các phản ứng từ người sử dụng lao động.

Phương án 2 chỉ giảm mức đóng bảo hiểm tại một giai đoạn nhất định, bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu để đề xuất về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp trong giai đoạn tiếp theo sẽ đảm bảo sự an toàn của Quỹ BHTN trong dài hạn cũng như có những hỗ trợ kịp thời đối với người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, Phương án 2 tối ưu hơn và có thể được lựa chọn.

Dựa vào mức thu – chi BHTN như đã nêu trên thì tỷ lệ tăng tổng thu bảo hiểm thất nghiệp năm 2016 so với 2015 là 17,9%, tỷ lệ tăng chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp năm 2016 so với năm 2015 là 18,2%. Theo dự báo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các năm tiếp theo, số thu BHTN sẽ tăng không nhiều, trong khi số chi BHTN sẽ tiếp tục tăng cao so với năm liền trước. Theo các phân tích ở trên, giả sử tỷ lệ tăng các năm tiếp theo khoảng 10% (do số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã đi vào ổn định); tỷ lệ tăng chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp là 30% và chi phí quản lý vẫn được thực hiện theo Điều 2 Nghị quyết số 1083/2015/UBTVQH13 thì tổng thu bảo hiểm thất nghiệp và tổng chi bảo hiểm thất nghiệp đến năm 2020 (15.804,03 tỷ đồng):

Như vậy, nếu giữ nguyên mức đóng bảo hiểm thất nghiệp như hiện nay thì đến năm 2020, chi bảo hiểm thất nghiệp đã vượt thu bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, nếu thực hiện theo Phương án 2 thì việc giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp có thể được thực hiện đến hết năm 2019.

Khi giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động thì tổng thu BHTN trong năm giảm 25% so với giữ nguyên mức đóng BHTN. Theo dự báo, từ năm 2018, Quỹ BHTN mất cân đối thu – chi hằng năm và phải sử dụng phần kết dư để chi trả các chế độ BHTN và chi phí quản lý; tổng thu hằng năm chỉ chiếm dưới 60% tổng chi BHTN hằng năm, mặt khác, phần kết dư Quỹ hiện nay đến hết 2016 là 58.668 tỷ đồngchỉ đủ để chi trả cho một vài năm tiếp theo (trong điều kiện không có biến động lớn về kinh tế xã hội như hỏa hoạn, lũ lụt, doanh nghiệp bị thiệt hại hàng loạt như sự cố ngày 13/5/2014,…).

Do đó, việc giảm mức đóng BHTN chỉ nên được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định (đến hết năm 2019) và sau đó, Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiếp tục đánh giá, nghiên cứu để đề xuất mức đóng BHTN trong giai đoạn tiếp theo cho phù hợp để bảo đảm độ an toàn của Quỹ BHTN. 

Mặt khác, theo quy định tại Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2016, mức đóng BHTN được quy định tại Luật Việc làm nên nếu giảm mức đóng BHTN thì cần phải sửa Luật Việc làm.

Tuy nhiên, việc sửa Luật phải nằm trong chương trình của Quốc hội, còn nếu chỉ giảm mức đóng vào quỹ BHTN trong một giai đoạn nhất định thì theo quy định tại điểm e Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2016, có thể báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết về giảm mức đóng vào Quỹ BHTN đối với người sử dụng lao động đến hết năm 2019.  

Báo LĐXH, Báo Dân Sinh sẽ tiếp tục thông tin!

THANH NGỌC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh