THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:47

Sự cần thiết của Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Việt Nam

 

Ở những nền bóng đá chuyên nghiệp trên thế giới, Hiệp hội cầu thủ (HHCT) chuyên nghiệp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của các cầu thủ, HHCT giúp cho các cầu thủ có thể toàn tâm, toàn ý chơi bóng với tất cả đam mê, nhiệt huyết.

Ở Việt Nam, dù V-League đã sắp bước sang tuổi 16, với số lượng hàng ngàn cầu thủ, nhưng đến nay họ vẫn chưa có một tổ chức để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình. Đã không ít lần xảy ra chuyện cầu thủ đình công, đòi lương... Nhưng do, chưa có HHCT nên mọi chuyện diễn ra tự phát, còn các ông chủ, các quản lý CLB cứ vô tư chèn ép cầu thủ.

Thực tế, Bóng đá Việt bấy lâu nay thường hành xử theo kiểu “lệ làng” và khi xảy ra tranh chấp thì đối tượng chịu thiệt thòi luôn là giới quần đùi, áo số bởi họ chỉ quen đá bóng, trình độ có giới hạn, lại không nắm vững luật. Thế nên mỗi lần xảy ra tranh chấp, bản thân cầu thủ thường chịu nhiều phần thua thiệt mà không biết kêu ở đâu. Ngoài việc thuê luật sư thì họ chỉ có cách tìm Phòng pháp lý và tư cách cầu thủ của VFF để tìm sự trợ giúp cho việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng để được giải quyết triệt để thì phải dễ dàng.

Sự việc 2 cầu thủ Nguyễn Đức Linh và Nguyễn Ngọc Điểu bị CLB SXKT Cần Thơ bất ngờ chấm dứt hợp đồng và phải kiện lên VFF mới đây là minh chứng rõ nét nhất. Những tưởng mọi việc đã kết thúc khi hai cầu thủ này được VFF tuyên bố thắng kiện vì CLB thanh lý hợp đồng không đúng luật. Thế nhưng đến lúc này, mọi việc vẫn chưa thể khép lại do các bên không thống nhất được các khoản hỗ trợ, bồi thường.

Những cầu thủ bị đội bóng đột ngột sa thải như Ngọc Điểu sẽ có chỗ dựa rất đáng tin cậy nếu có HHCT Việt Nam. 

Theo phán quyết, CLB XSKT Cần Thơ phải chi trả cho Đức Linh hơn 393 triệu đồng, trong đó bao gồm tiền lương từ tháng 5 – 9/2015 và 50% tiền lương tháng 10/2015, tiền BHXH, BHYT của 6 tháng và 2 tháng tiền lương trả thêm do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Đức Linh cũng phải trả lại cho đội bóng 175 triệu đồng tiền ứng trước. Còn Ngọc Điểu nhận lại trên 348 triệu đồng. VFF cũng yêu cầu Cần Thơ nhận lại hai cầu thủ này, nếu không sẽ phải bồi thường thêm 5 tháng lương cho mỗi người. Tuy nhiên, mọi chuyện lại rơi vào bế tắc khi lãnh đạo CLB không muốn nhận lại hai cầu thủ này cũng như không đồng ý một số điều khoản đền bù. Vụ việc này chắc chắn còn kéo dài và quyền lợi của 2 cầu thủ này vẫn chưa thể được đảm bảo.

Hay, vụ việc cầu thủ Quế Ngọc Hải phải nhận “án phạt chẳng giống ai” sau vụ việc gây chấn thương cho Anh Khoa và đang phải chịu toàn bộ chi phí (khoảng 830 triệu đồng) cho chữa trị chấn thương của cầu thủ này. Án phạt rất bất hợp lý nhưng Hải cũng chẳng biết kêu ai. Những sự kiện tiêu biểu trên, khiến cho việc cần phải thành lập HHCT chuyên nghiệp ở Việt Nam lúc này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Một hiệp hội quy tụ những luật sư, những cựu cầu thủ, những người làm bóng đá, những người có đủ kinh nghiệm, kiến thức, nắm vững luật, luật lệ thể thao, cũng như các vấn đề thuộc về FIFA, AFC... sẽ thay mặt họ đứng ra làm việc với CLB chủ quản, với Liên đoàn, không chỉ là chỗ dựa về mặt pháp lý cho cầu thủ chuyên nghiệp khi tranh chấp xảy ra, mà còn có thể chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho những hội viên khi có biến cố. Được biết, đề án thành lập HHCT Việt Nam đã được triển khai từ năm 2007, nhưng sau 8 năm hiện vẫn chưa thể thành hiện thực do VFF vẫn chưa chấp thuận.

Chuyên gia bóng đá Vũ Mạnh Hải, bức xúc: “Từ năm 2007, đã thành lập Ban vận động thành lập HHCT bóng đá Việt Nam, với nhiều danh thủ kể cả bóng đá nam, bóng đá nữ tham gia. Nhưng thật tiếc hồi đó ông Nguyễn Trọng Hỷ (nguyên Chủ tịch VFF) không đồng tình và ngăn cản sự ra đời của HH này. Cầu thủ cũng là một nghề, việc thành lập HHCT để bảo vệ quyền lợi của họ là cần thiết. Bóng đá thế giới đã có HHCT từ lâu tại sao ở nước ta VFF lại ngăn cấm?”Cũng cho rằng, việc ra đời HHCT lúc này là rất quan trọng đối với việc bảo vệ quyền lợi cho cầu thủ giúp họ yên tâm chơi bóng bằng tất cả niềm đam mê, sự nhiệt huyết, Cựu tuyển thủ quốc gia Tuấn Thành, cho biết: “Từ trước đến nay, cầu thủ của chúng ta chưa dám đấu tranh để đòi hỏi quyền lợi, đại đa số thỏa hiệp với CLB, hoặc bằng quan hệ tình cảm để giải quyết những khúc mắc với CLB”...

Tuyển thủ Thành Lương (HN.T&T) nêu thực tế: “Từ trước đến nay, khi ký HĐLĐ với CLB, các cầu thủ thường tự ký, trong khi bản thân  họ trình độ có giới hạn, lại không nắm vững luật. Bởi vậy, khi xảy ra tranh chấp với CLB, họ rất cần có một tổ chức để có thể giúp họ đấu tranh để đòi hỏi quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho mình”. Đến lúc này, nhiều cầu thủ bóng đá cũng đã cảm nhận rõ ràng hơn bao giờ hết là họ cần đứng cạnh nhau, đoàn kết bên nhau, vì lợi ích của chính mình. Và việc cũng nhau để có thể cho ra đời một HHCT chuyên nghiệp là rất cần thiết và nó cần được sự ủng hộ của VFF.

V-League muốn là giải đấu chuyên nghiệp thì nên bắt đầu từ việc tạo điều kiện cho việc thành lập HHCT chứ không nên cấm để tập trung quyền lực vào tay mình. Một nền bóng đá chuyên nghiệp phải có một HHCT chuyên nghiệp.

NGỌC MINH/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh