CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:11

Sở NN&PTNT Thanh Hóa trả lời về “vụ băm nát 200 ha rừng” ở Như Xuân

 

Nội dung văn bản như sau: “Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung mà báo phản ánh, kết quả cụ thể như sau:1 - Chuyển mục đích 200 ha rừng phòng hộ của Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Như Xuân từ quy hoạch rừng phòng hộ sang rừng sản xuất. Việc chuyển đổi mục này là theo Quyết định số 2643/QĐ-UBND ngày 11/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đối với 200 ha rừng tại 2 tiểu khu 629 và 639 của Ban QLRPH Như Xuân là phù hợp với quy định của Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng và các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ NN&PTNT; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ; Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 về việc quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

Khu rừng phòng hộ nây chuyển sang rừng sản xuất ở Như Xuân

Theo tiêu chí quy hoạch 3 loại rừng trước đây việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng chỉ quy hoạch đến khoảnh, chưa bóc tách đến từng lô, qua kiểm tra trong các khoảnh quy hoạch rừng phòng hộ có những lô rừng nằm ở chân đồi có độ dốc thấp (dưới 15 độ), tầng đất dày, địa hình tương đối bằng phẳng, nếu chuyển sang quy hoạch rừng sản xuất trồng cao su thì ngoài tác dụng phòng hộ, rừng còn mang hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để hộ nhận khoán yên tâm gắn bó với rừng, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng của đơn vị.2 - Chuyển rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su. Việc lập hồ sơ chuyển đổi rừng sang trồng cao su được thực hiện theo đúng quy định của Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 9/9/2009 về việc hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp và được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 3372/QĐ-UBND ngày 12/10/2012. Cụ thể: Đối tượng rừng chuyển đổi là rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc quy hoạch rừng sản xuất, trữ lượng gỗ trong các lô rừng chuyển đổi từ 21,7 m3/ha- 28,5 m3/ha thấp hơn nhiều so với rừng nghèo kiệt, được chuyển sang trồng cao su, theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT.

3 - Việc lập hồ sơ chia chác đất dưới dạng hợp đồng khoán. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ phát triển rừng. Sau khi có Quyết định số 3372/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chuyển rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc rừng sản xuất sang trồng cao su, Ban QLRPH Như Xuân đã thực hiên giao khoán 200 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt được chuyển đổi sang trồng cao su tại 2 tiểu khu 629, 639 cho 24 hộ gia đình là cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động trong đơn vị. Khi đo đạc chi tiết để giao khoán cho các hộ, diện tích đo được là 197,4 ha. Đối tượng nhận khoán là cán bộ, nhân viên, hợp đồng lao động của đơn vị là hoàn toàn đúng theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 của Chính phủ về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường, lâm trường quốc doanh. Theo báo cáo của Giám đốc Ban QLRPH Như Xuân trong danh sách giao khoán đất không có diện tích nào giao cho lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa. Từ khi giao khoán đến nay, chưa có hộ nhận khoán nào xin xác nhận của Ban Giám đốc vào các giấy tờ mua, bán, sang tên chuyển nhượng đất nhận khoán”.

Báo LĐ&XH hoan nghênh sự  nghiêm túc của Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa trong việc tiếp thu, phản hồi những vấn đề Báo đã nêu. Rất mong Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, cũng như Ban QLRPH Như Xuân thực thi đúng pháp luật, để làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng.  

LĐ&XH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh