THỨ NĂM, NGÀY 12 THÁNG 09 NĂM 2024 12:44

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung triển khai hiệu quả các chương trình trọng điểm năm 2024

Ngành LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngành LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai nhiệm vụ năm 2024

Báo cáo tại Hội nghị, bà Phan Minh Nguyệt - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, năm 2023, Sở đã tập trung điều hành chủ động, đúng hướng, linh hoạt, kịp thời, triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều biện pháp, giải pháp trên các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Nhiều nhiệm vụ trọng tâm được tăng cường, đẩy mạnh nhất là thực hiện các chương trình, đề án trọng điểm của ngành (Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đề án rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh…). Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội như: trợ cấp xã hội, hỗ trợ tặng quà cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em nghèo trong dịp lễ, tết được tăng cường; tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho các đối tượng đặc thù, lao động nông thôn; triển khai các chính sách, giải pháp về lao động việc làm, thất nghiệp, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công, phòng ngừa tệ nạn xã hội.

Kết quả năm 2023, đã hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng 17/17 chỉ tiêu nhiệm vụ của ngành. Trong năm, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải quyết việc làm cho 17.034 người (đạt 100,20% so với kế hoạch năm 2023); trong đó, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 2.325 lao động. Năm 2023, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh 16.150 người, trong đó: 3.990 học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp THCS, THPT học trình độ cao đẳng, trung cấp và 12.160 người học trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,25%. Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh ThừaThiên Huế còn 7.540 hộ nghèo, giảm 4.195 hộ so với cuối năm 2022 (11.735 hộ nghèo). Tỷ lệ hộ nghèo 2,27%, giảm 1,29% so với năm 2022 (3,56%), vượt 0,52% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2023.

Theo bà Nguyệt, năm 2024, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội; giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt các chính sách pháp luật lao động; nâng cao đời sống cho người có công, người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; quan tâm phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới.

Thừa Thiên Huế phấn đấu giải quyết việc làm cho 17.000 lao động, trong đó đưa 2.050 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72,5%; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới mức 2,1%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1,76%; tiếp nhận 60 người cai nghiện ma túy bắt buộc vào Trung tâm Bảo trợ xã hội; tiếp nhận đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng cho 180 người.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Ông Đặng Hữu Phúc - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu đề ra.

Đặc biệt, ngành sẽ tập trung cho 2 chỉ tiêu chính (về tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều và tỷ lệ lao động được đào tạo) trong tiến trình thực hiện mục tiêu đưa tỉnh Thừa. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ xây dựng các mô hình dự án giảm nghèo, mô hình liên kết chuỗi giá trị tạo ra thu nhập bền vững cho người dân thuộc vùng dự án; tạo việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trọng tâm đưa huyện A Lưới thoát khỏi tình trạng huyện nghèo đặc biệt khó khăn vào Quý I/2024. 

Tập trung triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện Đề án “Sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030”, chú trọng công tác thành lập trường cao đẳng mới theo định hướng đào tạo chất lượng cao; Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế”, làm đầu mối, liên thông tích hợp cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực các ngành, lĩnh vực. Chú trọng triển khai thực hiện các nhiệm vụ về truyền thông và chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, xây dựng hệ thống thông tin Quản lý giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong năm 2023 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng toàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước đệm cho năm 2024, năm quan trọng, mang tính bản lề của nhiệm kỳ. Trong thành quả đó, có sự đóng góp quan trọng của ngành LĐ-TB&XH, nhất là về lĩnh vực giải quyết việc làm, giáo dục nghề nghiệp, người có công, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

Bước sang năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu ngành LĐ-TB&XH tỉnh tập trung thực hiện tốt, đạt hiệu quả hơn nữa các lĩnh vực, nhiệm vụ được giao; tham ưu UBND tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch hành động đối với các Nghị quyết của Trung ương. Tăng cường công tác hướng dẫn, giám sát, đốc thúc các địa phương thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về giảm nghèo bền vững, đào tạo nguồn nhân lực đạt kết quả cao, đúng thực chất. “Năm 2024, toàn tỉnh cần phải tập trung giải quyết công ăn việc làm cho người dân, nhất là người lao động ở khu vực khó khăn, gắn với chương trình giảm nghèo bền vững”, ông Bình nhấn mạnh.

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh