THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:12

Quy mô manh mún, nông sản sạch khó đến tay người tiêu dùng

 

Ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm - Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng, nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ việc Việt Nam đã theo đuổi nền nông nghiệp hóa học từ vài chục năm nay, song hệ thống kiểm soát còn kém hiệu quả. Hệ lụy của tình trạng quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật kém hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp khiến môi trường đất bị phá hủy, cây trồng kháng thuốc và tình trạng thực phẩm không an toàn tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng…

Nông sản được bán trong siêu thị.

 

Sản xuất còn khá manh mún, nhỏ lẻ khiến khâu phân phối cũng gặp khó khăn. Chưa kể giá thành sản phẩm nông sản sạch khá cao (do chi phí sản xuất nông sản sạch cao gấp nhiều lần so với sản xuất thông thường), trong khi thị trường tiêu thụ còn hạn chế khiến nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào phân phối sản phẩm nông sản sạch.

Vì vậy, để phát triển nông sản Việt sạch, ông Toản cho rằng, trước tiên cần hướng tới văn minh tiêu dùng trong thực phẩm, xã hội ngày càng đòi hỏi thực phẩm phải có truy xuất nguồn gốc, minh bạch ATTP, đòi hỏi về đổi mới phương thức cung ứng sản phẩm tới tay người tiêu dùng và yêu cầu xuyên suốt của bất cứ một sản phẩm nào, đó là chất lượng sản phẩm nông sản sạch được nâng cao hơn.

Việt Nam có gần 1.000 chợ truyền thống loại 1, hơn 300 siêu thị, 1.096 chuỗi phân phối, 1.426 sản phẩm và 3.174 điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản thực phẩm an toàn. Vì vậy, đã đến lúc người tiêu dùng cần có lựa chọn tiêu dùng thông minh để hình thành một văn hóa kinh doanh thông minh. Người tiêu dùng thông minh chính là thị trường thông minh, từ đó sẽ quyết định người sản xuất thông minh.

ĐỨC THỌ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh