CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:19

Quê hương mới của cà phê Vối là ở Tây Nguyên - Việt Nam

Năng suất cà phê nhân cao hơn bình quân 15 tỉnh còn lại từ 20 - 25%. Kim ngạch xuất khẩu từ 1,77 triệu tấn đã mang lại cho đất nước là 4 tỷ USD (cao hơn kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước khoảng 15-20%). Hơn nữa, nếu so với Ethiopia là nơi xuất xứ của cây cà phê thì vẫn thua cà phê của Việt Nam cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

Về năng suất, cà phê Việt Nam được xếp thứ 1 trong số 50 nước có trồng cà phê trên thế giới, trong lúc Ethiopia lại chỉ xếp thứ 13. Vào năm 2012, năng suất cà phê của Việt Nam cao hơn cà phê của Ethiopia 4,3 lần.

Về năng suất, Cà phê Việt Nam được xếp thứ nhất trong số 50 nước có trồng cà phê trên thế giới.

Về năng suất, Cà phê Việt Nam được xếp thứ nhất trong số 50 nước có trồng cà phê trên thế giới.

Lịch sử cây cà phê có mặt ở Việt Nam

Theo các tài liệu, năm 1857, một số linh mục người Pháp mang cà phê chè (Arabica) vào Việt Nam, thoạt đầu trồng thử ở Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, rồi sau đó cũng trồng thử ở Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.

Nhìn chung cà phê chè vẫn mọc được trên các vùng đất đã thử nghiệm nhưng cho năng suất thấp. Một phần do quảng canh, mặt khác do sâu đục thân và bệnh rỉ sắt phá hại nặng nên không thể phát triển rộng rãi được.

PGS.TS.Nguyễn Văn Bộ, Chủ tịch Hội đồng khoa học Công ty Bình Điền trao đổi với bà con nông dân tại vườn.

PGS.TS.Nguyễn Văn Bộ, Chủ tịch Hội đồng khoa học Công ty Bình Điền trao đổi với bà con nông dân tại vườn.

Đến năm 1908, người Pháp tiếp tục nhập thêm 2 giống cà phê Robusta và Excelsa (cà phê mít) vào trồng. Từ đó, Việt Nam tồn tại cả 3 giống cà phê: Cà phê chè (Coffea Arabica), Cà phê vối (Coffea Canephora) và Cà phê mít (Coffea Excelsa). Mặc dầu cà phê được cho là loại thức uống cao cấp, cây hái ra tiền nhưng người dân Việt Nam thời ấy cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nên chẳng mấy ai nghĩ đến tách cà phê- một loại thức uống xa xỉ.

Do vậy, dù người Pháp lập ra nhiều đồn điền, bắt phu đi làm cực khổ nhưng sản phẩm cà phê thu được cũng chỉ dành cho người Pháp nên cây cà phê mãi đến năm 1930 cả nước cũng chỉ trồng được 5.900 ha, trong đó: 4.700 ha cà phê Arabica, 900 ha cà phê Excelsa và 300 ha cà phê Robusta. Thế rồi do chiến tranh liên miên, đến năm 1975, sản lượng cà phê của Việt Nam cũng chỉ có được 6.000 tấn.

Cơ hội để xác định vị thế của cây cà phê ở Việt Nam

Sau năm 1975, nhà nước có chính sách phục hồi và phát triển sản xuất, lại có các chương trình hợp tác giữa  Việt Nam với Đức, Tiệp, Ba Lan, Bungari và Liên Xô cũ. Nhưng nước ta vẫn bị Mỹ cấm vận nên chưa có thị trường tiêu thụ loại thức uống cao cấp này ra các nước khác. Vả lại, do điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật quá thiếu thốn, mãi đến năm 1986 cả nước cũng chỉ trồng được 50.000 ha cà phê các loại, chủ yếu tập trung vào 5 tỉnh ở Tây Nguyên, cho sản lượng 18.400 tấn, tức bình quân cho năng suất 380 kg cà phê nhân/ha. Số cà phê này cũng chỉ xuất bán cho các nước theo hợp đồng đã ký. Phần tiêu thụ nội địa rất ít. Dần dà, các hoạt động nghiên cứu khoa học về cà phê được đầu tư tốt hơn nên cũng xác định được các địa danh và kỹ thuật thích hợp cho từng loại cà phê phát triển.

Hiện, cà phê là cây trồng chủ lực của 5 tỉnh Tây Nguyên.

Hiện, cà phê là cây trồng chủ lực của 5 tỉnh Tây Nguyên.

Với cà phê Chè, dù chất lượng được xếp vào loại hảo hạng nhưng chỉ trồng được ở các độ cao từ 600m trở lên, cần khí hậu mát mẻ và kỹ thuật nghiêm ngặt, khống chế bệnh rỉ sắt và sâu đục thân cũng tốn kém nên dù có thể thích hợp ở địa bàn các tỉnh vùng núi phía Bắc nhưng diện tích gieo trồng cũng bị hạn chế. Ở Tây Nguyên, cà phê Chè đã tìm được quê hương là vùng Lâm Đồng. Nhờ vậy khi khách hàng cần đến hương vị của cà phê Chè thì cũng có điều kiện để làm vừa lòng một phần mong đợi.

Với giống cà phê Mít, dù có đặc tính chống chịu sâu bệnh khá tốt, sinh trưởng được ở nhiều vùng nhưng do chất lượng kém hơn cà phê Chè và cà phê Vối nên diện tích gieo trồng cũng không đáng kể.

Riêng cà phê Vối, sau bao nhiêu thăng trầm và trải qua nhiều nghiên cứu, thực nghiệm, các nhà khoa học đã khẳng định vùng Tây Nguyên là nơi cây cà phê Vối sinh trưởng phát triển thuận lợi hơn các vùng còn lại bởi không những do khí hậu, đất đai rất thích hợp mà đặc biệt là con người Tây Nguyên không những cần cù, chịu khó mà cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và kỹ thuật chế biến để cây cà phê phát huy được đầy đủ tiềm năng của nó.

Người ta thường nói: “Người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân”, cây cà phê cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vì vậy, khi bang giao được với nhiều nước, có điều kiện tiếp cận được nhiều nguồn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ngoại nhập và các cơ sở sản xuất phân bón trong nước cũng đua nhau phát triển. Người trồng cà phê được cung cấp giống tốt, kỹ thuật gieo trồng chăm sóc phù hợp, lại có đủ phân bón và kỹ thuật canh tác ngày càng cải tiến, sản phẩm làm ra đã có nơi tiêu thụ đáng tin cậy. Các yếu tố này hợp thành đã tạo ra nguồn cảm hứng mới cho người trồng cà phê làm cho diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của Tây Nguyên và cả nước ngày càng tăng trưởng rất nhanh chóng.

Hiện, cà phê Việt Nam được xếp hạng nhất so với 50 nước có trồng cà phê trên thế giới, hơn cả Brazil, là nước có điều kiện kinh tế kỹ thuật tốt hơn, trồng cà phê lâu đời hơn và có diện tích cà phê cao gấp 3,7 lần so với Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT vào năm 2022, diện tích cà phê của cả nước đã tăng lên đến 710.590 ha, riêng khu vực Tây Nguyên đã có 639.000 ha, chiếm 89,90% diện tích cà phê cả nước. Và cũng chính trong năm 2022, mặc cho đại dịch Covid-19 vẫn gây cản trở nghiêm trọng cho sản xuất, lưu thông và phân phối, giá cả vật tư lại leo thang đến chóng mặt, Việt Nam vẫn cung cấp ra thị trường được 1,77 triệu tấn cà phê (xếp hạng thứ 2 sau Brazil) và đạt năng suất bình quân 2.493 kg/ha (vẫn đạt thứ nhất trên thế giới), tổng kim ngạch mang về cho đất nước là 4 tỷ USD. So với 2021 tăng hơn 13,8% về số lượng và 32% về kim ngạch.

Tôn vinh người trồng cà phê ở Tây Nguyên

Thế là từ năm 2005, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền được vinh dự trở thành nhà tài trợ chính để giúp tỉnh thực hiện ý tưởng đó. Như đến hẹn lại lên, kể từ năm 2005, cứ 2 năm Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Festival Cafe Buon Ma Thuot) được tổ chức 1 lần và Festival Cafe năm nay là lần thứ 8 sẽ diễn ra từ ngày 10-14/3/2023 tại thủ phủ Cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Tại Festival, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền không chỉ tài trợ về kinh phí cho các hoạt động tại Festival Café như giúp các đối tác trong và ngoài nước có điều kiện thảo luận, ký kết các hợp đồng mua bán cà phê mà còn tham gia tổ chức học thuật, tài trợ duy nhất và đồng tổ chức Hội thi Nông dân đua tài cho nông dân trồng cà phê 5 tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn trong cả nước cùng tham gia.

Tây Nguyên là quê hương mới của cây cà phê, đặc biệt là cây cà phê Vối.

Tây Nguyên là quê hương mới của cây cà phê, đặc biệt là cây cà phê Vối.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Bình Điền còn tổ chức cho nông dân xuất ngoại tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm của nông dân các nước. Như được tiếp thêm sức lực mới, sau mỗi lần Festival Cafe, nhận thấy người nông dân hăng hái sản xuất, cải tiến kỹ thuật cho cà phê ngày càng tốt hơn. Lòng tin tưởng vào ngành sản xuất cà phê ngày càng được gắn chặt hơn.

Chính nhờ vậy mà vào những năm gặp nạn Covid-19 hoành hành, giá vật tư phân bón tăng vọt, lưu thông phân phối gặp nhiều khó khăn, trong lúc giá cà phê lại sụt giảm, nhưng người trồng cà phê vẫn không rời bỏ cây cà phê. Chính nhờ những nhân tố ấy mà diện tích và năng suất cà phê không ngừng được phát triển. Kim ngạch ngành cà phê ngày càng được tăng trưởng rất ngoạn mục. Những tư liệu đã nêu ở trên chính là các nhân tố xác định Tây Nguyên là quê hương mới của cây cà phê, đặc biệt là cây cà phê Vối.

GS.TS. Mai Văn Quyền

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh