Quảng Ngãi: Sẽ có hội đồng giáo dục K12
- Giáo dục nghề nghiệp
- 17:09 - 06/04/2019
Đội ngũ tinh hoa
TS. Đỗ Mạnh Cường, Phó tổng giám đốc phụ trách chuyên môn khối K-12 sẽ đồng thời kiêm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng giáo dục NHG. Được biết, TS. Đỗ Mạnh Cường có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và chuyên sâu về đào tạo giáo viên, đặc biệt 9 năm giữ vị trí Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Chuyên nghiệp và hơn 13 năm giảng dạy, quản lý tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Bên cạnh đó, Th.S Trần Thị Kim Yến sẽ đảm nhiệm vị trí Quyền Giám đốc Ban chuyên môn K-12. Đặc biệt, Hội đồng Giáo dục gồm 13 thành viên là những chuyên gia đầu ngành, nhà nghiên cứu giáo dục lâu năm, nhà giáo dục dày dặn kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Trong đó, nổi bật là GS. Ngô Sỹ Đình, Đại học Santo Tomas (Philippines); GS.TS Ngô Ngọc Khanh, Phó Giám đốc Học viện Franciscan; ThS. Hoàng Thị Dạ Hương, Chuyên gia Giáo dục…
Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng khởi công dự án Thành phố Giáo dục quốc tế - IEC tại Quảng Ngãi.
Quy trình chuyên nghiệp
Theo quyết định, nhiệm vụ của Hội đồng Giáo dục NHG là quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu, kế hoạch hoạt động và nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục của hệ thống K-12, phê duyệt chiến lược phát triển hệ thống K-12, phê duyệt chương trình đào tạo, tham gia kết nối với các hệ thống giáo dục và các chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế.
Nếu như Hội đồng Giáo dục là bộ phận định hướng những tư tưởng, đường lối, hình mẫu, triết lý giáo dục của Tập đoàn thì Ban chuyên môn K-12 sẽ có nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo cụ thể theo chiến lược đó. Cụ thể, Ban chuyên môn K-12 sẽ xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong hệ thống; xây dựng các tiêu chí và thực hiện giám sát, kiểm tra, đánh giá, đo lường chất lượng dạy và học của các trường cũng như tiêu chí đánh giá chuyên môn cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường.
Ban chuyên môn K-12 còn có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên; theo dõi, phối hợp, điều chỉnh kế hoạch giảng dạy cho các trường và tỏ chức thực hiện quản lý chuyên môn. Hiện khối K-12 (từ mầm non đến lớp 12) của NHG bao gồm các hệ thống giáo dục: Trường Mầm non Quốc tế Saigon Academy (SGA), Trường Hội nhập Quốc tế iSchool, Trường Quốc tế Song ngữ Học viện Anh Quốc UK Academy (UKA), Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA).
Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng ký kết hợp tác với London College of Music (LCM) triển khai chương trình giáo dục âm nhạc chuẩn quốc tế.
Vươn tầm quốc tế
Nhận định về việc NHG thành lập các ban, hội đồng chuyên trách về phát triển và kiểm định giáo dục, TS. John Duy – An Nguyễn, Tiến sỹ CNTT ĐH George Mason, Phó Chủ tịch cao cấp của National Geographic Global, cố vấn cho Hội đồng tư vấn bảo mật quốc tế (OSAC) cho rằng: “Con đường vạch ra rất đúng và là một tầm nhìn tốt để phát triển cho tập đoàn, đặc biệt là khi NHG chú trọng vào giáo dục".
Tôi đã có dịp ghé thăm Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) – một thành viên của NHG. Trong vòng 3 năm qua, HIU cũng như NHG có một vài thay đổi và bắt đầu chuyển mình theo hướng ngày càng khá hơn. Trước những định hướng quan trọng trong thời gian tới, tôi hy vọng các ban, hội đồng này sẽ có thực quyền để thực hiện tầm nhìn đó”.
TS. Duy An chia sẻ thêm sự cộng hưởng từ các nguồn lực quốc tế trong Hội đồng Giáo dục NHG sẽ trợ lực cho sự phát triển của tập đoàn nhưng đồng thời đặt ra nhiều thử thách. “Sự kết nối và quan hệ với các trường, viện, tổ chức… danh giá trên thế giới cần trở thành mối quan hệ hai chiều: mình học ở người ta và người ta cũng học ở mình. Chương trình, giáo trình, hệ thống… cần phù hợp và hòa hợp với bối cảnh Việt Nam”.Cùng với sự đi vào hoạt động của Thành phố Giáo dục Quốc tế - IEC Quảng Ngãi vào năm học mới 2019 – 2020.
Ban chuyên môn K-12 và Hội đồng giáo dục sẽ là những hạt nhân nòng cốt để NHG vững vàng hiện thực hóa những chiến lược phát triển vì mục tiêu giáo dục. Nhờ vào đội ngũ trí thức bậc cao, giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu, quản lý và vận hành, NHG thể hiện bước tiến then chốt trong giai đoạn sắp tới, toàn tâm đầu tư vào chất lượng giáo dục.