THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:43

Chính quyền có đá “quả bóng” cho… học viên?

 

Vừa qua, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã ban hành  Thông tư số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV,21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV,22/2015/TTLT-GDĐT-BNV (Thông tư 20,21,22).

 Trong đó, tại các điều khoản quy định về trình độ đều yêu cầu: “Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam”.

Nắm được tâm lý các cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục đang nhu cầu cao, một số đơn vị với “vỏ bọc” là liên kết đào tạo đã đi về các địa phương “lôi kéo”… các cán bộ giáo viên bằng những “mối quan hệ nào đó” để đưa ra những “văn bản lạ”, đơn cử như văn bản số 48/NV, do bà Lê Thị Ngọc, quyền Trưởng phòng Nội vụ huyện Phúc Thọ ký.

Văn bản số 48/NV do bà Lê Thị Ngọc, quyền Trưởng phòng Nội vụ huyện Phúc Thọ ký ban hành, khiến nhiều người học hoang mang.

Trong quá trình xác minh thông tin, PV có buổi làm việc với ông Nguyễn Minh Tân, Giám đốc Trung tâm tin học (ĐH Thái Nguyên). Ông Tân cho biết, Trung tâm Tin học có liên kết với trường Học viên Ngân hàng cơ sở Sơn Tây (Hà Nội) về bồi dưỡng chương trình IC3 của tổ chưc IIG, chứ không đào tạo và cấp chứng chỉ như trong Thông báo 48/NV của Phòng Nội Vụ huyện Phúc Thọ.

Trao đổi về kinh phí  ĐH Thái Nguyên thu để phục vụ bồi dưỡng, ông Tân cho biết: "Kinh phí bồi dưỡng là 950.000đồng, kinh phí tổ chưc thi là 1.300.000đồng , tổng kinh phí cho chương trình này là 2.250.000đồng. Tuy nhiên, trước khi bồi dưỡng chúng tôi đều yêu cầu đơn vị liên kết gửi danh sách học viên lên trước, để thông qua và có kế hoạch cụ thể.  Việc ở huyện Phúc Thọ chúng tôi không hề biết".

Cuốn sổ ghi chép học viên nộp tiền học (ảnh do bạn đọc cung cấp)

Về chương trình ngoại ngữ, trước đây ĐH Thái nguyên có phối hợp với Học viên Ngân hàng cơ sở Sơn tây. Tuy vây từ 1/8/2016, Giám đốc ĐH học Thái Nguyên có văn bản yêu cầu văn phòng 2020 của nhà trường chỉ đạo các đơn vị không tổ chức ôn tập, bồi dưỡng thi đánh giá năng lực ngoại ngữ  tại các đơn vị, địa phương có đơn vị được BộGD&ĐT giao nhiệm vụ bồi dưỡng đánh giá năng lực ngoại ngữ theo đề án NNQG 2020.

Hà Nội là một trong những địa phương nêu trên. Việc huyện Phúc Thọ thông báo tập trung bỗi dưỡng, và sát hạch tai Phúc Thọ là trái quy định. Đặc biệt, kinh phí mà ĐH Thái Nguyên thu cho chương trình A2 là 3.500.000đồng

Như vậy, không biết bà quyền Trưởng Phòng Nội vụ huyện Phúc Thọ căn cứ vào đâu để ra thông báo thu 6.000.000đồng/học viên? Có hay không việc chuộc lợi từ chương trình bồi dưỡng này?

 Học viên quay cuồng vì …thay đổi?

 Được biết, sau khi có sự phản ánh của các cơ quan báo chí, ĐH Thái Nguyên đã dừng việc phối hợp với Học viên Ngân Hàng (Cơ sở Sơn Tây). Những tưởng, lãnh đạo UBBND huyện Phúc Thọ sẽ có những chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, giáo viên của huyện mình. Bất ngờ PV nhận được thông tin, tất cả các học viên đã sang Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp- Hướng nghiệp-DV Phúc Thọ dạy nghề hướng nghiệp huyện Phúc Thọ để bồi dưỡng hai chương trình này của các đơn vị trên địa bàn Hà Nội.

Vào vai một giáo viên có nhu cầu học, PV không khỏi ngỡ ngàng với sự tư vấn của một cán bộ thu hồ sơ sát hạch yêu cầu: “Bọn anh không phải lo đề và đáp án đây anh về học theo là đủ (Xem qua thỉ có khoảng 40 câu hỏi về chương trình tin học),  còn đây là bài kiểm tra anh cứ về chép đi, còn vài hôm nữa thi rồi em “cấy” hồ sơ vào cho".

Nói về kinh phí đào tạo, cán bộ này cho biết, kinh phí là 6.800.000 đồng, nhưng khi chúng tôi hỏi về phiếu thu thì cán bộ này đưa ra một tờ giấy được chép tên “cẩu thả” bằng tay, và học viên ký bên cạnh.

Tại sao trong thời gian ngắn như vậy học viên lại được “đá” từ Thái Nguyên về Hà Nội thành công? Ai là người đứng sau? Trách nhiệm của UBND huyện Phúc Thọ ở đâu? Sở GD&ĐT Hà Nội có biết hay không? Sẽ được chúng tôi tiếp tục chuyển tới bạn đọc ở số tiếp theo.

Nhóm PVPL

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh