THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 03:03

Phụ huynh không nên tạo áp lực cho con

Học sinh học online phòng, chống dịch Covid-19.

Học sinh học online phòng, chống dịch Covid-19.

Áp lực từ cha mẹ và học hành

Những ngày qua, dư luận bàng hoàng về trường hợp bé trai T.T.D. (12 tuổi, học lớp 6, sống ở tầng 22 chung cư Goldmark City, Hà Nội) tử vong sau khi rơi từ tầng 22. Theo gia đình, có thể do áp lực về việc học tập, làm bài thi không tốt, nên tối 16/12/2021, D. đã nhảy từ tầng 22 xuống.

  Sự việc trên một lần nữa khiến các bậc phụ huynh giật mình lo sợ. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu mà trước đó, không ít học sinh đã hành động tiêu cực do áp lực từ trường lớp, gia đình.

Một giáo viên trường THPT tại Hà Nội nhìn nhận: “Trong tình hình dịch bệnh, việc tiếp thu kiến thức của các con cũng bị ảnh hưởng. Nhiều phụ huynh đang tạo ra áp lực rất lớn cho các con trong học tập. Đó là một trong những nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của các con. Chúng ta cần đặt bản thân vào vị trí của các em nhiều hơn để thấu hiểu. Tôi mong cha, mẹ quan tâm tới tâm lý con cái nhiều hơn”.

 

 Cũng theo các chuyên gia tâm lý, rất nhiều cha mẹ bắt ép con học theo ý mình thay vì lắng nghe sở thích và nguyện vọng của con. Khi một đứa trẻ không thích việc học nhưng lại hứng thú với những thứ khác, nếu cha mẹ không hiểu, không tôn trọng sự khác biệt đó sẽ vô tình ngăn cản sự phát triển tài năng của con mình và khiến trẻ cảm thấy bất hạnh.

Trẻ cần sự thấu hiểu, bao dung của bố mẹ

Theo GS Cao Tiến Đức, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý Y học, khoa Tâm thần (Bệnh viện 103), trẻ vị thành niên tự sát đôi khi vì những lý do rất tầm thường. Ông từng gặp những câu chuyện rất đau lòng như: Một trẻ 10 tuổi đi qua suối đánh rơi chiếc dép. Khi về bị mẹ mắng, trẻ đã tìm cái chết. Hay trẻ đi học mất cái bút chì, do sợ bị bố mẹ đánh nên đã  tự tử.

GS Đức cho hay, trẻ từ 10 tuổi trở đi, bố mẹ, người chăm sóc cần phải để ý những dấu hiệu bất thường để phát hiện ra ý định tự sát sớm. Đối với nhóm trẻ tuổi vị thành niên, nguyên nhân tự sát rất đa dạng: Mắc các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt và rối loạn nhân cách, nhân cách chưa hoàn thiện dễ bị tác động, nghiện game…

Theo GS. Đức, đối với trẻ vị thành niên, tự sát đôi khi lại vì những lý do rất tầm thường. GS đã từng gặp 2 câu chuyện rất đau lòng một trẻ 10 tuổi, đi qua suối đánh rơi một chiếc dép. Khi về bị mẹ mắng cho một vài câu, trẻ đã tìm cái chết. Hay như một trường hợp khác, trẻ đi học mất một cái bút chì. Do sợ bị bố mẹ đánh, trẻ cũng đã tự tử.

Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ hãy lắng nghe sở thích và nguyện vọng của con.

Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ hãy lắng nghe sở thích và nguyện vọng của con.

GS Đức lưu ý ở trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nhân cách phát triển chưa hoàn thiện, dễ bị tác động, do vậy rất cần sự thấu hiểu, bao dung của bố mẹ. Đứng trước một vấn đề, bố mẹ nên cân nhắc và tìm những từ ngữ phù hợp để dạy bảo con. Đặc biệt, bố mẹ không nên quá kỳ vọng, gây ra những áp lực tâm lý không đáng có cho con, biết khả năng của con là gì và làm được tới đâu; thường xuyên tương tác, trò chuyện để trẻ nói ra những suy nghĩ của bản thân; lắng nghe, tôn trọng và tạo cảm xúc cho trẻ là điều quan trọng nhất. "Sự yêu thương gần gũi, có đủ thời gian dành cho con chính là cách giúp cho cha mẹ phát hiện ra những bất thường và hành vi tự sát của trẻ", GS Đức nói.

THANH HÒA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh