CHỦ NHẬT, NGÀY 08 THÁNG 09 NĂM 2024 09:03

Phong tục cưới hỏi của người Giẻ Triêng

Các cô gái người Giẻ Triêng phải chuẩn bị từ 100 đến 300 bó củi để làm của hồi môn khi về nhà chồng.

Các cô gái người Giẻ Triêng phải chuẩn bị từ 100 đến 300 bó củi để làm của hồi môn khi về nhà chồng.

Ý nghĩa của bó củi hứa hôn

Tục lệ cưới hỏi của người Giẻ Triêng có nhiều điểm khác biệt so với các dân tộc khác khi người con gái được chủ động trong việc hôn nhân của mình và sự lựa chọn này được cha mẹ tôn trọng. Ngoài việc thành thạo đan chiếu, dệt vải… các cô gái người Giẻ Triêng phải chuẩn bị từ 100 đến 300 bó củi để làm của hồi môn khi về nhà chồng.

Theo phong tục của người Giẻ Triêng, khi bước qua tuổi 15, các cô gái bắt đầu nghĩ tới việc vào rừng đốn củi hứa hôn để đủ điều kiện “bắt chồng”. Mỗi lần lên rẫy, các bà mẹ lại chỉ dẫn tỉ mỉ cho con gái cách nhận biết và sắp xếp bó củi hứa hôn sao cho đẹp và gọn gàng. Loại củi được người Giẻ Triêng chuộng nhất đó là cây xà nu (thông) và dẻ, một loại cháy nhanh và một lâu tàn. Điều này, ở một góc độ nào đó được hiểu như lời cầu mong về một tình yêu cháy bỏng mà thủy chung, son sắt của đôi vợ chồng trẻ. Tiêu chí đốn củi nhiều, đẹp, đều đồng nghĩa với việc sau này tình yêu đôi lứa của cô gái với chàng trai càng trở nên sâu nặng.

 
Củi hứa hôn thường được chọn từ cây xà nu và cây dẻ.

Củi hứa hôn thường được chọn từ cây xà nu và cây dẻ.

 
Thông qua bó củi hứa hôn, có thể nhận ra tính cách của chủ nhân.

Thông qua bó củi hứa hôn, có thể nhận ra tính cách của chủ nhân.

Người Giẻ Triêng cho rằng, chỉ cần quan sát bó củi hứa hôn có thể đoán biết được phẩm chất, tài khéo léo của người thiếu nữ đó, giỏi giang hay vụng về. Những thanh củi này cũng chính là tài sản đặc biệt của cô dâu dành để nấu ăn và sưởi ấm cho gia đình nhà chồng khi mùa đông giá rét.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tục lệ mang củi về nhà chồng có thể bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thần lửa của người Việt cổ. Người phụ nữ mang củi về nhà chồng chính là ẩn ý tôn thờ và duy trì thần lửa, mang đến sự bảo vệ và no ấm cho gia đình. Đây được xem là một phong tục lành mạnh mang nhiều ý nghĩa nhân văn thể hiện phẩm chất chịu thương chịu khó của người phụ nữ Giẻ Triêng.

Phong tục cưới hỏi của người Giẻ Triêng

Với người Giẻ Triêng, bó củi hứa hôn là lễ vật thiêng liêng nhất trong ngày trọng đại nên duyên vợ chồng, nhưng nó lại là thứ giản đơn nhất mà bất kỳ cô sơn nữ Giẻ Triêng nào cũng có thể vào rừng lấy về được. Trăm bó củi - trăm ngày lên nương là “bắt” được chồng mà không gặp chút rào cản nào về chuyện gia sản giàu nghèo, “môn đăng hộ đối”. Chỉ cần có tình yêu là đôi nam nữ có thể nên duyên vợ chồng. Với những gia đình giàu có, lễ vật cầu hôn không chỉ là trăm bó củi mà đi kèm còn có chiêng, ché (ghè rượu), trâu, bò, lợn, gà... Song, những thứ tài sản này là không mặc định. Nhà nào có điều kiện thì cho con, cho cháu, còn không đã có cộng đồng đóng góp để cùng lo một bữa tiệc cho cả làng.

anh_2_vov_xfjn
Vào ngày cưới hỏi, nhà gái sẽ chuyển củi hứa hôn sang nhà trai như một biểu hiện của tình yêu.

Vào ngày cưới hỏi, nhà gái sẽ chuyển củi hứa hôn sang nhà trai như một biểu hiện của tình yêu.

Lễ cưới của người Giẻ Triêng thường được tổ chức vào tháng 11, 12 trong năm và chia thành 2 phần là lễ hỏi và lễ cưới. Lễ hỏi được tổ chức bí mật vào ban đêm và lễ cưới được tổ chức công khai vào ban ngày.

Vào ngày cưới hỏi, phía nhà gái phải cõng sang cho nhà trai từ 100 - 300 bó củi (tuỳ điều kiện). Trước đât, lễ cưới của người Giẻ Triêng có thể kéo dài tới 3 ngày, trong lễ cưới có đủ thịt lợn, thịt trâu, thịt chuột, thịt chim sấy khô… Phía nhà gái cũng được nhà trai chia một phần thịt trâu để làm lễ vật lại quả. Ngoài việc cõng củi cho gia đình chồng, nhà gái cũng phải cõng cho anh chị ruột của chồng, là những người đã xây dựng gia đình ra ở riêng mỗi người 20 đến 30 bó củi.

Sau lễ cưới hỏi người con gái có thể tự do về ngủ ở nhà mẹ đẻ hoặc nhà chồng. Tới khi đứa con đầu lòng được sinh ra, đôi vợ chồng sẽ chuyển đến ở hẳn bên nhà vợ hoặc nhà chồng tùy theo quyết định của họ.

Mặc dù người Giẻ Triêng khá cởi mở trong việc lựa chọn người kết hôn nhưng lại không khuyến khích cho việc quan hệ vợ chồng trước hôn nhân. Sau khi kết hôn mà chưa "giáp một năm" tức là chưa qua 9 tháng 10 ngày mà cặp vợ chồng đó đã sinh con thì phải chịu hình thức phạt vạ của làng. Hình phạt thường là một con trâu, ít nhất cũng phải một con lợn hơn 30kg… do họ đã vi phạm luật của “thần nước”, “thần đất”, “thần lúa”. Đến khi con họ sinh ra được trên ba tháng mới được làm lễ “Tạ lỗi” với dân làng. Lễ vật bao gồm lương thực, thực phẩm phục vụ buổi lễ, kèm theo ba con lợn.

Một phị nữ người Xạ Phang cùng chồng con bên đống củi hứa hôn tại gia đình chồng. Ảnh: Trần Hiền

Một phị nữ người Xạ Phang cùng chồng con bên đống củi hứa hôn tại gia đình chồng. Ảnh: Trần Hiền

Phong tục cõng củi cưới chồng không chỉ là một tục lệ trong ngày cưới của người Giẻ Triêng mà còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống. Những bó củi hứa hôn kia chính là thước đo tính cách, sự khéo léo và phẩm chất của những cô gái Giẻ Triêng; bộc lộ được tính tự chủ trong cuộc sống, tình yêu và sự chân thành đối với chồng và gia đình chồng.

Ngày nay, phong tục củi hứa hôn trong cộng đồng dân tộc người Giẻ Triêng được thực hiện mang tính tượng trưng. Trong mỗi dịp cưới hỏi của các cặp vợ chồng trẻ, nhà gái chỉ cần chuẩn bị 10 đến 15 bó củi để cô gái cõng về nhà chồng. Việc làm này được đưa vào nội dung của hương ước trong các buôn làng, qua đó vừa giữ được tập tục văn hóa của dân tộc, vừa bảo đảm không chặt củi phá rừng, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển cây rừng.

XQ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
2 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh