CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:30

Phố đồ cổ ở Sài thành

 

Những năm 80 của thế kỷ trước, khi mà đời sống của đại đa số người dân gặp nhiều khó khăn, nhiều người thuộc hàng khá giả trước đây ở đất Sài thành cũng lâm vào cảnh túng thiếu, đã phải lựa chọn một số món đồ gia bảo của gia đình mình đem ra phố Lê Công Kiều bán, để có tiền trang trải. Những mặt hàng được bày bán nhiều nhất là các loại: Điện thoại, máy đánh chữ, đồng hồ, bình, lọ, chén, đĩa, tô, nậm rượu, đến bàn, ghế, trường kỷ, sập gụ, tủ chè, hoành phi, câu đối cho đến những cồng, chiêng và cả đồ cà răng căng tai của đồng bào Tây Nguyên… với những niên đại khác nhau, nhưng phổ biến nhất cũng vẫn là những món đồ có niên đại từ thế kỷ18, 19 và đầu thế kỷ 20.

   Tại phố đồ cổ đường Lê Công Kiều từ thập niện 80 của thế kỷ trước tới nay luôn bày bán đủ chủng loại các mặt hàng cổ và giả cổ 

 

Từ thập niên 90 trở lại đây phố Lê Công Kiều trở nên sầm uất hơn, số lượng cửa hàng mở ra nhiều hơn và các mặt hàng bày bán ở đây cũng phong phú đa dạng hơn, nhưng để kiếm được một món đồ cổ chính hiệu thì rất khó chỉ chiếm từ 15 – 20%, số còn lại chủ yếu là đồ giả cổ, có xuất xứ từ nhiều nơi trong nước, từ Trung Quốc

 Một góc của hàng chuyên bán các loại đèn, máy nghe nhạc xuất xứ từ nhiều quốc gia với nhiều niên đại khác nhau

 

Tuy nhiên, hiện nay khách am hiểu sành điệu, đam mê sưu tầm thực sự về đồ cổ không nhiều, chủ yếu là khách mua sắm hàng giả cổ phục vụ cho nhu cầu trang trí nội thất tư gia, khách sạn, quán bar, nhà hàng…”.   Được biết, sinh thời cụ Vương Hồng Sển (1902 – 1996), một nhà văn hóa, học giả và là nhà sưu tầm đồ cổ nổi tiếng am tường đã nhiều lần đến phố Lê Công Kiều. Trước khi mất ông đã làm di chúc hiến tặng ngôi nhà cổ Vân Đường Phủ và toàn bộ sưu tập đồ cổ của mình cho nhà nước, với tổng cộng 849 món khác nhau, trong số đó có không ít món cố vật giá trị được sưu tầm ở phố đồ cổ Lê Công Kiều.

       Khách hàng đàng ngắm nghía, lựa chọn một pho tượng Phật Bà Quân Âm có niên đại từ đời nhà Thanh (Trung Quốc)

 Trong số khoảng 80% đồ giả cổ được bày bán ở đây không chỉ phong phú về chủng loại mà còn cho thấy trình độ chế tác thật tài hoa, thật tinh xảo, thật tuyệt mỹ của những người thợ làng nghề truyền thống của nước ta như đồ gốm Chu Đậu, gốm sứ Bát Tràng, đồ gỗ xứ Đức Hòa (Long An), điêu khắc đá, sa thạch Bình Định, Quảng Nam…Chủ cửa hàng đồ gốm, sứ số 21 cho biết, kể từ năm 1997, sau khi tìm được rất nhiều đồ gốm Chu Đậu trong con tàu buôn của Bồ Đào Nha bị đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam) thì dòng gốm này trở nên rất nổi tiếng, thu hút nhiều nhà sưu tập đồ gốm săn tìm khắp phố cổ Hội An (Quảng Nam) và phố đồ cổ Lê Công Kiều.

  Trong các sản phẩm về gốm cổ và giả cổ thì khoảng 20 năm trở lại đây dòng gốm Chu Đậu (Hải Dương, Việt Nam) đang được bày bàn nhiều nhất

 

Đây là dòng gốm mỹ nghệ cao cấp mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông, đã có từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc với đỉnh cao hưng thịnh vào thế kỷ 15 – 17, từng có câu ca tương truyền rằng: “Sứ nhất Giang Tây Trung Quốc, gốm nhất Chu Đậu Việt Nam”, nhưng sau đó bị thất truyền trong nhiều thế kỷ. Hiện nay, sau hơn 300 năm thất truyền, gốm Chu Đậu đang hồi sinh, phát triển và có mặt ở phố đồ cổ Sài thành, với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống kiểu dáng tự nhiên, hoa văn họa tiết dung dị, tài hoa, men trắng ngà, xanh lam, tam thái đậm dà bàn đậm đà bản sắc dân tộc và là phong cách gốm thuần chất Việt Nam

Một của hàng chuyên về gốm Chu Đậu giả cổ (Hải Dương, Việt Nam) ở phố đồ cổ Lê Công Kiều luôn tập nập du khách

 

Đến nay các hình dáng, hoa văn, họa tiết, chất liệu của gốm Chu Đậu giả cổ đã được các nghệ nhân làng nghề nghiên cứu và sản xuất đạt tới khoảng trên 70%  so với gốm cổ thật. Chính vì thế, với những người yêu thích dòng gốm Chu Đậu, chỉ cần bỏ ra vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng (tùy chủng loại) là có thể sở hữu được một sản phẩm của dòng gốm danh tiếng này.

  Phố đồ cổ Lê Công Kiều từ lâu đã trở thành điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước khi đặt chân đến Sài Gon

 

Trong vòng 10 năm trở lại đây, phố buôn bán đồ cổ Lê Công Kiều đã là một địa chỉ không thể thiếu trong lộ trình của những tour du lịch tham quan, mua sắm của du khách trong và ngoài nước khi đến Sài Thành. Có thể nói phố Lê Công Kiều thực sự là một nơi lưu giữ, giao dịch, góp phần truyền bá những giá trị văn hóa vật thể truyền thống từ cổ chí kim của không chỉ dân tộc Việt Nam mà còn của nhiều nền văn hóa, văn minh của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Lương Định/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh