CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:13

Phi hình sự hóa mại dâm giúp người bán dâm tăng cường tiếp cận với các dịch vụ xã hội

 

Nhằm tăng cường sức khỏe và nhân nguyền cho người bán dâm, cho gia đình của họ và cho cộng đồng, tổ chức Open Society Foudations (OSP), một tổ chức từ thiện hoạt động trong các lĩnh vực như giáo dục, nhân quyền, di cư và y tế, làm việc tại hơn 70 quốc gia trên thế giới đã đưa ra nhiều lý do giải thích nguyên nhân tại sao thực hiện phi hình sự hóa mại dâm được coi là chính sách phù hợp nhất, tốt nhất.
Phi hình sự hóa mại dâm là việc không tồn tại hoặc bãi bỏ các luật hình sự hoá hoạt động mua, bán dâm và các hoạt động liên quan đến mại dâm, cũng như các luật và chính sách quy định bắt buộc kiểm tra HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, hoặc bắt giữ người hành nghề mại dâm. Khi được phi hình sự hóa, ngành công nghiệp tình dục sẽ phải tuân thủ các quy định chung về lao động như sức khỏe, an toàn nơi làm việc và bảo vệ chống phân biệt đối xử như các ngành nghề khác.

Theo OSP, phi hình sự hóa mại dâm thể hiện sự tôn trọng nhân quyền và tôn trọng nhân phẩm của mỗi cá nhân. Người bán dâm ở nhiều nước trên thế giới hiện đã và đang thành lập, tham gia vào các tổ chức đại diện cho mình nhằm đấu tranh cho nhân quyền của chính họ. Có rất nhiều lý do khiến một người  tham gia vào hoạt động mại dâm, có thể là vì mục đích kiếm sống hoặc có thể mại dâm là nguồn thu nhập tạm thời, hoặc nguồn thu nhập ngắn hạn duy nhất có thể giúp họ tồn tại. Dù họ tham gia vào hoạt động mại dâm vì nguyên nhân gì và bất luận tính chất công việc mà một cá nhân đang thực hiện là gì, thì họ cũng cần được đối xử một cách tôn trọng và nhân phẩm của họ cần được tôn trọng. 
Bên cạnh đó, phi hình sự hóa sẽ chấm dứt bạo lực của cảnh sát với người bán dâm. Tại những quốc gia có quy định hình sự hóa mại dâm, cảnh sát thường sử dụng quyền lực của mình nhằm trấn áp mại dâm thông qua các hành vi đe dọa, bắt giữ hoặc lăng nhục họ trước công chúng. Họ sử dụng quyền lực của mình để ép buộc, tống tiền hoặc lạm dụng về thân thể đối với người bán dâm.
Tại New Zealand sau khi áp dụng Luật Cải cách mại dâm năm 2003, những người bán dâm ở New Zealand cho biết, đây là lần đầu tiên trong đời họ dám yêu cầu cảnh sát và tòa án trợ giúp mà không lo lắng rằng bản thân mình sẽ bị truy tố. Phi hình sự hóa mại dâm cần được thực hiện song song với việc đẩy mạnh việc tiếp cận với các dịch vụ tư vấn pháp lý nhằm mục đích tăng cường sức khỏe và đảm bảo các quyền của người bán dâm.
Tiếp đến, phi hình sự hóa mại dâm giúp người bán dâm tăng cường tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các quy định luật pháp về mại dâm ở Australia thường không giống nhau tùy thuộc vào quy định của từng tiểu bang. Ở một số tiểu bang, các quy định này có thể là phi hình sự hóa hoặc hợp pháp hóa đối với các cơ sở có cung cấp các hoạt động mai dâm được cấp phép. Một số tiểu bang khác lại quy định mại dâm dưới bất kỳ hình thức nào bao gồm mại dâm tại các cơ sở cung cấp dịch vụ mại dâm, mại dâm đường phố hoặc mại dâm tư nhân đều bị xử lý hình sự.
Cùng với đó, phi hình sự hóa mại dâm tăng cường khả năng tiếp cận của người bán dâm với các dịch vụ tư vấn pháp lý. Ở nhiều quốc gia, tỷ lệ người bán dâm bị hiếp dâm ở mức cao đáng kể. Kết quả một cuộc điều tra ở Kenya cho thấy 58% những người bán dâm cho biết đã từng bị cưỡng ép tình dục. Tuy nhiên, khi bản thân những người bán dâm bị xử lý hình sự cho hành vi bán dâm của mình thì họ sẽ không cảm thấy an toàn nếu thực hiện việc trình báo những hành vi bạo lực xảy ra với mình cho cảnh sát.
Những nỗ lực của các tổ chức/ hiệp hội đại diện cho người bán dâm tại New Zealand cũng mang lại những kết quả thành công tương tự trong việc cải thiện an toàn vệ sinh lao động cho người bán dâm. Phi hình sự hóa mại dâm ở New Zealand đã đưa người bán dâm trở thành một nhóm đối tượng được thụ hưởng Luật An toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, là cơ sở cho việc xây dựng hướng dẫn về vệ sinh lao động cho loại hình công việc này - đây chính là cơ sở để người bán dâm có thể thương thảo/đòi các quyền của mình khi đàm phán với người sử dụng lao động và khách hàng.
Ngoài ra, phi hình sự hóa mại dâm làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho người bán dâm. Hình sự hóa mại dâm hạn chế khả năng thương lượng với khách hàng của người bán dâm, hạn chế thời gian và không gian để họ có thể thực hiện việc đàm phán về sử dụng bao cao su với khách hàng. Lo sợ rằng mình có thể bị bắt với bao cao su làm bằng chứng hoặc bị bắt giam trong quá trình đàm phán với khách hàng chính là những yếu tố cản trở, khiến người bán dâm không sử dụng bao cao su. Điều này hoàn toàn đúng với nhóm dân số mại dâm đường phố - những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Vì vậy, nếu áp dụng phi hình sự hóa mại dâm, người bán dâm sẽ có vị thế tốt hơn trong việc thuyết phục khách hàng sử dụng bao cao su. Những người bán dâm tại New Zealand cho biết, hướng dẫn của bộ y tế quy định rằng, người bán dâm và khách hàng phải sử dụng bao cao su đã giúp cho người bán dâm biết về các quyền của mình và thực tế cho thấy những quy định hướng dẫn này rất hữu ích cho họ, khi đàm phán với khách hàng về các hành vi tình dục an toàn.

Phi hình sự hóa mại dâm tăng cường khả năng tiếp cận của người bán dâm với các dịch vụ tư vấn pháp lý. Ở nhiều quốc gia, tỷ lệ người bán dâm bị hiếp dâm ở mức cao đáng kể. Kết quả một cuộc điều tra ở Kenya cho thấy 58% những người bán dâm cho biết đã từng bị cưỡng ép tình dục. Tuy nhiên, khi bản thân những người bán dâm bị xử lý hình sự cho hành vi bán dâm của mình thì họ sẽ không cảm thấy an toàn nếu thực hiện việc trình báo những hành vi bạo lực xảy ra với mình cho cảnh sát. 

THÀNH NAM

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh