Ổn định lao động nghề chế biến đường và bột sắn
- Tây Y
- 21:11 - 28/02/2017
- Thanh Hóa: Nỗ lực thực hiện chính sách, chế độ với người lao động
- Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ
- Hà Tĩnh: Công tác quản lý lao động nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn
- Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa): Năm 2016 giải quyết việc làm 2.150 lao động
- Bắc Ninh: Nhiều cơ hội cho lao động trẻ
- Thủ tục gộp sổ BHXH cho người lao động
Tại văn bản cụ thể số 129/TB-UBND, ngày 27/2/2017, UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo, các doanh nghiệp, nhà máy chế biến sắn, đường trên địa bàn tỉnh phải chăm lo tốt cho đời sống người lao động. Chủ động phát hiện, xử lý và báo cáo ngay chính quyền địa phương khi có sự tranh mua nguyên liệu; lắng nghe nguyện vọng của nông dân để cải tiến phương thức thu mua nguyên liệu, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ giới hóa để giảm áp lực phụ thuộc công lao động; phối hợp với các địa phương đầu tư các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng phục vụ tưới và vận chuyển cho vùng nguyên liệu mía, sắn được quy hoạch. Thường xuyên thông báo giá mua mía, sắn và phương pháp đo độ bột, chữ đường trên các phương tiện truyền thông; chỉ đạo cán bộ nông vụ thông báo giá đến tận nông dân trồng mía, sắn, nhất là nông dân vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc. Tổ chức mua mía, sắn trực tiếp với nông dân. Hạn chế tình trạng thu mua qua trung gian. Giáo dục cán bộ nông vụ, tài xế xe chở mía không gây phiền hà, khó khăn đối với người bán mía, sắn; nhất là trong khâu cấp lệnh vận chuyển, thu phí trung chuyển quá quy định khi xe vào ruộng mía vận chuyển…
Lao động nghề chế biến sắn sẽ được ổn định
Phía người lao động cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các hợ đồng kinh tế, hợp đồng lao động đã ký với các doanh nghiệp, nhà máy. Với các biện pháp này, UBND tỉnh Phú Yên hy vọng sẽ ổn định phát triển nghề chế biến sắn, đường. Qua đó giải quyết việc làm ổn định cho khoảng gần 6.000 lao động