Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ
- Bài thuốc hay
- 20:35 - 25/02/2017
ảnh minh họa
Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 1, năm 2017 sẽ được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1 đến ngày 30 tháng 5 năm 2017 với chủ đề “Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”.
Theo văn bản, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn (CĐ) ngành Trung ương, CĐ TCty trực thuộc Tổng LĐLĐ tham gia với các cơ quan chức năng của bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ tại bộ, ngành, địa phương với các nội dung phù hợp với chủ đề nêu trên.
Nội dung, chương trình tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ cần gắn với các hoạt động của Tháng Công nhân năm 2017 và gắn với chủ đề hoạt động CĐ năm 2017 “Vì lợi ích đoàn viên CĐ”; đồng thời cần được cụ thể hóa, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, ngành, cơ sở; đảm bảo các hoạt động phải thiết thực, hiệu quả, tập trung hướng về cơ sở, doanh nghiệp (DN) và NLĐ. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo, hướng dẫn CĐ cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở (CĐCS) chủ động phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động (LĐ) đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNLĐ về ATVSLĐ…
Tổng LĐ cũng yêu cầu căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị, DN, các cấp CĐ tổ chức các hoạt động chuyên đề về ATVSLĐ hướng vào chủ đề, nội dung của Tháng hành động; tổ chức giám sát và tham gia, phối hợp với cơ quan chức năng của ngành, địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra theo chuyên ngành hoặc liên ngành về ATVSLĐ trong đó tập trung vào việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ, đặc biệt là việc huấn luyện cho người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, người lao động mới được tuyển vào làm việc, người lao động chuyển công việc khác hoặc do thay đổi công nghệ... ở các DN thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại và sử dụng nhiều LĐ.
CĐCS khu vực DN cần chủ động phối hợp với người sử dụng LĐ rà soát, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ, tổ chức huấn luyện đầy đủ về ATVSLĐ cho NLĐ gắn với thực hành, thao diễn xử lý các sự cố kỹ thuật; rà soát, bổ sung các nội quy, quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm ATVSLĐ; tự kiểm tra, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ; tổ chức phát động động phong trào thi đua về ATVSLĐ, phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”…, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật – cải thiện điều kiện lao động; xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; tổ chức hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi; tổ chức thăm hỏi nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…/.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Huyệt Giải khê, vị trí huyệt Giải khê, tác dụng huyệt Giải khê, giai khe
Huyệt Giải khê, vị trí huyệt Giải khê, tác dụng huyệt Giải khê, giai khe, giaikhe
5 tháng trước
Tin nên đọc