CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:07

Ở ngôi làng không có người "hôi của"

 

Năng động làm giàu

Làng người Chăm An Nhơn, có gần 100% dân số là người Chăm, nhưng nhà nhà đều xây dựng khang trang, sạch đẹp. Ông Đạo Hai, một trong những người Chăm già nhất của làng khoe: Giờ, có bói cũng không ra một căn nhà tạm bợ nào nữa rồi. Người Chăm mình giờ đây xông xáo làm ăn lắm. Nhà nước hướng dẫn gì là nhiệt liệt thi đua làm theo. Ai cũng tự nhủ với lòng mình phải một lòng theo Đảng, Nhà nước. Thế rồi, từ những quyết sách đúng các cánh đồng lúa bạt ngàn, những trang trại chăn nuôi bò, cừu mọc lên xen vào đó là những ruộng nho. Cứ thế, chẳng mấy chốc cuộc sống đã khá lên. Ông Hai cũng cho biết: Cả thôn có hơn 100 gia đình, toàn người Chăm, nhà nào cũng đạt chuẩn văn hóa hết.

 

                                                                    Làng An Nhơn đã khang trang như thị trấn

Chỉ 10 năm trước tôi đến An Nhơn thì cái đói, cái nghèo còn đeo bám đầy ám ảnh. Những thành tựu bây giờ là sự kết hợp của các chính sách của Nhà nước và từng người Chăm đã biết hiện thực hóa khát vọng của mình bằng cách chăm chỉ làm việc và không ngừng có những sáng tạo riêng. Anh Đạo Huy Tuấn cho biết: Không chỉ nuôi cừu đơn thuần mà mình còn kết hợp mô hình nuôi dê lai lấy thịt, vì địa hình ở vùng đất Ninh Thuận này rất thích hợp nuôi dê. Vậy là từ nghèo khó giờ mình đã vươn lên khá giả rồi. Trong làng Chăm này còn nhiều người như mình nữa lắm.

 Chẳng bao giờ có người "hôi của"

 Lương y Đạo Thị Nữ, người đã được cấp chứng chỉ hành nghề đông y gia truyền cho biết; Tuyệt đối trong làng mình không có bất kỳ ai hôi của đâu. Người Chăm mình không chỉ ở làng này, mà ở hầu hết làng khác khi thấy có người hoạn nạn sẵn sàng cứu chữa ngay. Dẫu trải qua bao thăng trầm, có lúc làng chìm trong những khó khăn, mất mùa, thiên tai địch họa. Ấy thế nhưng không hề có một người nào nảy sinh ý đồ xấu là đi trộm cắp hay làm việc phi pháp. Nhớ như in cách đây không lâu đang độ tháng ba, chưa đến mùa gặt, lúa trong bồ nhà ai cũng cạn. Vậy mà nhiều lần thấy xe tải bị lật bên cạnh làng, các bao gạo lăn ra đầy đường, nhưng không một người nào hôi của. Nếp sống đầy hơi ấm tình người như một mạch nước trong lành ngấm sâu vào tiềm thức của mỗi người làng.

 

                                                                      Người dân sống trọng nghĩa, trọng tình

Rồi nữa, mỗi khi ai đó đau ốm, hoạn nạn hoặc nhà nào có chuyện như cưới hỏi, đám tang họ tìm đến nhau bằng sự sẻ chia, trợ giúp mà chẳng hề có một toan tính gì. Sống trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng tất thảy mọi người trong làng An Nhơn đều một lòng thành kính với rừng, với thiên nhiên. Họ tâm niệm, nếu làm cho môi trường bẩn, làm cho môi trường ô nhiễm cũng là cái tội. Vậy nên hầu như trong làng lúc nào cũng tinh tươm, được rọn rác sạch sẽ.

 Theo UBND xã Ninh Hải thì: Ngôi làng người Chăm An Nhơn người dân không chỉ tích cực xây dựng nông thôn mới để vươn lên làm giàu, mà các điệu múa, điệu hát đặc trưng của người Chăm cũng được họ giữ gìn như máu thịt của mình vậy. Tình nghĩa và quyết tâm vươn lên ở đó luôn thường trực trong mỗi gia đình. Những điều này địa phương rất khuyến khích. Chính quyền địa phương cũng hết sức ủng hộ, tạo mọi điều kiện để An Nhơn nhanh chóng được công nhận là thương hiệu làng nghề thuốc nam truyền thống.  

ĐÔNG HƯNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh