THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:45

Nơi ươm mầm cho trẻ em hoàn cảnh, cơ nhỡ vươn lên

Cuối năm học 2020 – 2021, lớp học tình thương Vinh Sơn (74 Lê Thanh Tông, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) vào một ngày hối hả phòng chống dịch Covid-19, cô Lê Thị Thục Nữ (sn 1955) có thâm niên gắn bó với lớp hơn 15 năm chia sẻ, lớp học do dòng Nữ tử bác ái Vinh Sơn thành lập năm 1995. Hiện lớp có trên 200 em đang theo học cấp I. Đến với lớp học tình thương Vinh Sơn cũng có những em tình cờ được các Sơ gặp dẫn về cho học như nhà có 11 anh chị em trong đó Yơ, Cây, Lá ở Buôn Hằng, xã Ea Yiêng, huyện Krông Păk, Đắk Lắk, cũng có trường hợp được người quen giới thiệu đến, có em từ tuổi ấu thơ đã thiếu vắng tình thương. tất cả có một điểm chung là gặp nhiều khó khăn khi theo đuổi việc học. Thay vì được đến trường như chúng bạn, ngày ngày phải bươn chải kiếm sống và phụ gia đình với những công việc như nhặt ve chai, bán vé số, đánh giày… Ở đây, ngoài việc được học hành, ăn no mặc ấm, các em luôn được quan tâm dạy dỗ về lễ nghĩa, đức hạnh bằng sự nhiệt tình và lòng yêu thương của các sơ và thầy cô.

Nơi ươm mầm cho trẻ em hoàn cảnh, cơ nhỡ vươn lên - Ảnh 1.

Chụp ảnh kỷ niệm của học trò cũ

Giữa cuộc sống nhộn nhịp, có những em phải bươn chải kiếm sống trên các nẻo đường. "Huỳnh Hoàng Anh Mạnh lớp 5 và Huỳnh Hoàng Anh Dũng lớp 4 cha mẹ bỏ, ở với ông bà nội gìa yếu thuê nhà tại phườngTân Lập, hai em cùng đi bán hàng rong phụ với ông bà, Mạnh lên lớp 5 nghỉ bán" cô Nữ thông tin thêm.

Ngoài dạy các môn văn hóa theo chương trình, lớp tình thương Vinh Sơn còn chú trọng đào tạo về đạo đức, lễ giáo bằng những tiết học riêng, và những buổi học ngoại khóa để giúp các em sống tốt, biết yêu thương nâng đỡ nhau, cùng chung tay bảo vệ môi trường. Dù nguồn kinh phí eo hẹp nhưng vào mỗi dịp lễ tết, nhà trường vẫn tổ chức cho các em vui chơi với nhiều hoạt động đa dạng.

Gia đình Ngô Nguyễn Thanh Huy lớp 5 và Ngô Đại Dung lớp 4, hai anh em trong 7 anh chị em cùng bố mẹ thuê nhà ở gần khu vực huyện Buôn Đôn. Mới đây mẹ phát hiện ung thư nên càng khó khăn hơn, em Dung nói rằng, nhờ có các Sơ mà 2 anh em đã được học chữ dù bao lâu nay ba mẹ con không có phụ tiền ăn trưa cho các con. Sơ thương tụi con lắm, chỉ tụi con cách ăn nói lễ phép với người lớn, dạy học chữ, làm điều thiện, tránh xa thói hư tật xấu.

Nơi ươm mầm cho trẻ em hoàn cảnh, cơ nhỡ vươn lên - Ảnh 2.

Thể dục giữa giờ tại lớp tình thương

Bước vào đầu năm học, các cô chủ nhiệm xuống tận gia đình để tìm hiểu, thăm hỏi, động viên phụ huynh của các em. Từ lớp học này, hàng chục, hàng trăm em nhỏ đã được trao cơ hội vươn lên hòa nhập với cuộc sống. Các em học sinh ở bán trú, về tiền ăn, những phụ huynh có khả năng đóng phụ vào tiền ăn góp với sơ từ 100 đen 200 nghìn đồng/tháng, riêng việc học của các em được miễn phí hoàn toàn. Theo các Sơ, việc phụ tiền ăn chỉ là tượng trưng để phụ huynh có trách nhiệm cùng với giáo viên và Sơ chăm sóc con em mình.

Trong 25 năm, nơi đây đã nâng bước cho hàng ngàn học sinh. Có em giờ đã thành đạt, cuộc sống ổn định. Học sinh Nguyễn Văn Tú (34 tuổi) nhà ở đường Y Moan là học sinh khóa đầu của lớp học tình thương Vinh Sơn giờ làm chủ thầu xây dựng tâm sự, lúc ấy gia đình rất khó khăn, nhờ những bước đầu như thế đã vun đắp ước mơ trong tôi, cố gắn học lên được và thi vào Cao đẳng xây dựng, đến hôm nay có cuộc sống ổn định tôi rất biết ơn lớp học tình thương Vinh Sơn này.

Tương tự có em Trần Thanh Mỹ (27 tuổi) có một salon nho nhỏ ở Sài Gòn làm nail và trang điểm. Thỉnh thoảng về ghé thăm trường cho các em quà. "Ngày ấy, đi học ở lớp được các Sơ chăm sóc bằng tình thương, dạy dỗ với tất cả sự nhiệt tình nên nhiều bạn ở trường rất cố gắng và chăm ngoan. Nơi đây trở thành chốn thân thương, gắn bó nên nhiều bạn khi thành đạt, ổn định vẫn thường xuyên về thăm Sơ và lớp", Thanh Mỹ bôc bạch.

Nơi ươm mầm cho trẻ em hoàn cảnh, cơ nhỡ vươn lên - Ảnh 3.

Học trò cũ và các thầy cô kỷ niệm niên khóa 25 năm ra trường

Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công Giáo, linh mục Vũ Thanh Lịch cho biết, lớp học này đã có từ lâu, được các sơ tận tình chăm sóc, trẻ em lang thang, cơ nhỡ đường phố có kiến thức làm điểm tựa vươn lên. Xuất phát từ tình thương, những giáo viên có thiện chí về hưu sẵn sàng đến đây dạy học miễn phí, gắn bó lâu năm. Để lớp học tiếp tục được duy trì, cần sự chung tay của cả cộng đồng, đặc biệt các cấp chính quyền tạo điều kiện, giúp đỡ.

Bằng tình thương đối với các em có hoàn cảnh, mồ côi và ý thức trách nhiệm đóng góp cùng xã hội, các nữ tu Dòng Nữ tử Bác ái đã lập nên Lớp học tình thương Vinh Sơn gương người tốt việc tốt đã gây ấn tượng đẹp và được UBND thành phố Buôn Ma Thuột khen thưởng vào năm 2017 đến ngày 18/3/2000 lớp tình thương được Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Đăk Lăk công nhận đạt tiêu chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học xoá mù chữ.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh