THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:59

Nơi lưu giữ ký ức về một thời hoa lửa

 

"Bảo tàng chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày" từ lâu được xem là "địa chỉ đỏ" để giới thiệu, giáo dục, tuyên truyền tinh thần bất khuất của cha ông trong lịch sử bảo vệ đất nước.

Vốn là một cựu tù binh bị giặc bắt và tù đày tại nhà tù Phú Quốc nên ông Lâm Văn Bảng, Giám đốc bảo tàng hơn ai hết hiểu rõ sự dã man, tàn bạo của kẻ thù khi tra tấn những chiến sỹ cách mạng cũng như sự khốc liệt của chiến tranh. Ông Bảng cho biết, ý tưởng về việc thành lập bảo tàng cách đây khoảng vài chục năm về trước, khi đó ông là Hạt trưởng Hạt quốc lộ 1, chỉ huy sửa chữa Cầu Giẽ.

Một lần trong lúc làm việc, đơn vị đào được một quả bom tấn nằm ngay dưới chân cầu, ông liền cho anh em vớt lên, rút thuốc, rồi cho xây một cái bệ ngay trước cầu đặt quả bom lên và việc làm này đã thu hút được sự chú ý của đông đảo mọi người.

 

Nơi đây tái hiện lại cuộc sống như "địa ngục trần gian" mà các chiến sỹ cách mạng từng bị địch bắt, tra tấn và giam cầm.


Những nhục hình như treo ngược người để tra tấn, đóng đinh vào cơ thể, nhốt vào thùng phuy để phơi nắng, bẻ răng, móc mắt,... nhằm hủy diệt ý chí chiến đấu của các chiến sỹ cách mạng đều được tái hiện lại một cách chân thực và sống động.

Khi đó, ông bất chợt nghĩ ra rằng cần làm một việc gì đó để lưu lại cho các thế hệ mai sau biết đến một thời hào hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. Được sự động viên của đồng đội, ông bắt đầu lên đường đi khắp trong Nam, ngoài Bắc để sưu tập, tìm kiếm các di vật, kỷ vật chiến tranh. Đến ngày 11/10/2006, “Bảo tàng chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày” chính thức được thành lập, với hơn 2000 hiện vật.

Theo ông Vũ Xuân Mão, Thường trực Bảo tàng cho biết, mỗi hiện vật, kỷ vật được trưng bày, lưu trữ tại bảo tàng hiện nay tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng trong đó những kí ức, câu chuyện sống động, bi hùng về những ngày tháng tù đày gian khổ nhưng kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng.

 

Ngoài việc bị tra tấn, nhiểu chiến sỹ cách mạng còn bị nhốt trong những lồng dây thép gai mà kẻ địch gọi là "chuồng cọp". Mỗi một "chuồng cọp" được thiết kế khiến cho người bị nhốt bên trong chỉ có một tư thế như ngồi, nằm hoặc bò bên trong.


Những công cụ rất khủng khiếp mà kẻ địch sử dụng để tra tấn như "vồ sầu đời", "gậy biệt ly", "chảo luộc người",.. đều được các chiến sỹ cách mạng từng bị địch bắt và tù đày sưu tầm đem về để trưng bày nhằm tố cáo và tái hiện tội ác của kẻ địch.

Sau gần 10 năm năm đi vào hoạt đông, “Bảo tàng chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày” hiện đang trưng bày, lưu giữ và tái hiện gần 4000 hiện vật và được chia thành 10 khu khác nhau để giúp cho khách dễ tham quan, tìm hiểu: Khu đền thờ Bác Hồ cùng các liệt sĩ đã hy sinh ở nhà tù Phú Quốc và các chiến trường; khu lưu giữ bút tích của Bác Hồ; khu lưu giữ vật dụng và nhiều bức ảnh tư liệu về chiến tranh chống Mỹ; khu trưng bày hình ảnh, mô hình về các thủ đoạn tra tấn và chứng tích về tội ác của Mỹ - ngụy; khu giới thiệu hoạt động đấu tranh của những chiến sỹ, đảng viên trong nhà tù Phú Quốc; khu quản lý chung hoạt động của bảo tàng.

Mỗi ngày, "Bảo tàng chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày" đón hàng trăm lượt người đến tham quan, tìm hiểu.

Khi đến tham quan bảo tàng, khách có thể nhìn thấy những trái bom, quả đạn mà kẻ thù đã sử dụng với mục đích hủy diệt tinh thần và ý chí chiến đấu của một dân tộc.

Bên cạnh đó, khách tham quan còn có thể tận mắt nhìn những hiện vật, di vật của các chiến sỹ, liệt sỹ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Đó là những hiện vật hết sức bình dị như chiếc bình đựng nước, cái bát sắt, ống đựng cơm, con dao đi rừng,… là những vật dụng hàng ngày mà các chiến sỹ cách mạng sử dụng. 

Không chỉ vậy, bảo tàng còn là nơi lưu giữ những lá thư, những nắm đất, hạt cát của biển đảo quê hương mà các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ ngoài đảo xa gửi tặng như một cách tri ân đối với các thế hệ đi trước.

Hải Nam

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh