CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:10

Thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh của một thương binh

 

Sau 20 năm đi tìm kỷ vật thời chiến, năm 2011 ước mơ xây bảo tàng Chứng tích chiến tranh (những hình ảnh và kỷ vật kháng chiến sống mãi với thời gian- Nơi đồng đội trở về) để tri ân đồng đội, của người thương binh Nguyễn Mạnh Hiệp, đã thành hiện thực.

 

Hai bên cổng đi vào bảo tàng ông Hiệp để hai quả bom. Theo ông, để hai quả bom ở cổng hướng bắn ra ngoài là để cho phong thủy.

 

Bảo tàng chứng tích của người chiến binh hạng 4/4 chỉ rộng khoảng 30m2, nhưng là nơi trưng bày hàng nghìn kỷ vật thời chiến tranh của Quân đội nhân dân Việt Nam, và quân đội các nước như: Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc. Từ những vật dụng nhỏ nhất dùng trong sinh hoạt, tư trang như: Cốc, bát, xoong nồi, dao cạo dâu, quần áo, dù, ảnh….cho đến những thiết bị liên lạc, tivi, đạn, bom, mìn, những bộ phận của máy bay….

 

 

 

 

 

Cận cảnh, quần áo, balô, mũ cối, dép cao su, những lá thư, mũ phi công, tivi của quân đôi Việt Nam.

Đây là một trong 3 chiếc máy liên lạc của quân đội Mỹ.

Máy phát điện của Mỹ. Ông Hiệp, cho biết, trải qua bao nhiêu năm nhưng hiện nay chiếc máy này vẫn hoạt động bình thường.



Quần áo của quân đội Mỹ.


 

 

Đèn dầu, ống nhòm và máy ảnh của phóng viên Mỹ thời chiến tranh.


Một chiếc thẻ căn cước của một bộ đội Việt Nam, đến nay vẫn còn nguyên vẹn và rõ nét.

Máy quay phim của Việt Nam, được Liên Xô tài trợ.


Vì diện tích “Bảo tàng chứng tích chiến tranh” nhỏ hẹp, nên ông Hiệp, tận dụng cả phần sân của nhà mình để trưng bày những kỷ vật thời chiến. Trong chiếc tủ kính này là những đồ dùng của bồ đội Việt Nam.

 

Bảo tàng của ông có rất nhiều, bom, đạn, hộp đựng đạn của quân đội Mỹ và Việt Nam.


Một số bộ phận của một chiếc máy bay Mỹ được ông mua từ Bình Dương.


Chiếc cốc uống nước thời chiến của trung Tướng Nguyễn Mạnh Đẩu, tặng ông Hiệp.


Chiếc ca đựng nước của Đại Tá Thọ, khi bị bắt.


Hàng nghìn bức ảnh về hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ được ông sưu tầm.

Năm nay ông Hiệp, đã 64 tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều nhưng ông vẫn bảo, còn sống ngày nào, ông vẫn đi tìm kỷ vật. Ông Hiệp, tâm sự: " Bảo tàng của tôi không to, đẹp, hoành tráng như những bảo tàng khác, nhưng nó là nơi để tôi tưởng nhớ, tri ân đồng đội. Và hơn thế, tôi muốn lưu giữ lại những kỷ vật một thời của dân tộc cho thế hệ mai sau”.

Đỗ Đức

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh