Những tượng đài bất tử nơi đầu sóng
- Người có công
- 09:33 - 27/07/2023
Xúc động lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma
Đã thành thông lệ, mỗi khi tàu đưa đoàn công tác ra thăm và làm việc ở Trường Sa, khi đến vùng biển đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, tàu đều dừng máy làm lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Trong chuyến công tác ra Trường Sa vào tháng 5/2023 mới đây, một lần nữa tôi lại được tham dự Lễ tưởng niệm các cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu hy sinh trong sự kiện ngày 14/3/1988 ở Trường Sa. Vẫn cảm xuc tuôn trào như lần đầu tiên tôi đến với Trường Sa (tháng 5/2017), khóe mắt tôi và nhiều người trong đoàn công tác cay nồng, ậng nước khi nghe diễn văn nhắc nhớ đến những chiến công và sự anh dũng hy sinh của 64 chiến sĩ Gạc Ma để bảo vệ từng tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Giữa sóng nước, biển trời Trường Sa bao la, trong tiếng nhạc trầm hùng quyện khói hương, Đại ta Kiều Văn Thịnh, cán bộ Cục Chính trị Hải quân xúc động: “Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng tôi có mặt trên vùng biển đảo Cô Lin, Len Đao và Gac Ma, nơi mà cach đây hơn 35 năm về trước (ngày 14/3/1988) đã diễn ra cuộc chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam chống lại kẻ thu xâm lược để bao vệ chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc, thành kính tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ - những người con trung kiên, dũng cảm của đất me Việt Nam đã chiến đấu hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang cua Đảng, của dân tộc, vì sự trường tồn vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”.
Ngày 14/3/1988, các lực lượng tàu chiến hùng hậu có trang bị vũ khí hiện đại Trung Quốc đã ngang nhiên, bất chấp công lý và lẽ phải, bất ngờ tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tải và đánh chiếm một số đảo đá ngầm của ta. Với ý chí quyết tâm “Bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao cả, là mệnh lệnh trái tim của người lính”, các lực lượng Hải quân là cán bộ, chiến sĩ các tàu vận tải và lực lượng công binh xây dựng đảo, trong tay chỉ có cuốc, xẻng, xà beng và súng bộ binh, nhưng đã mưu trí sáng tạo, anh dũng chủ động, thực hiện nghiêm đối sách, bình tĩnh, khôn khéo trong xử ly các tình huống để giữ vững chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Trong cuộc chiến đấu không cân sức đó, đã xuất hiện những tấm gương ngời sáng của cán bộ, thủy thủ các tàu: HQ 505, HQ 604, HQ 605 thuộc Lữ đoàn 125, Vùng 2; của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146, Vùng 4; Trung đoàn Công binh 83 Hải quân. Dù biết rằng co thể sẽ hy sinh, nhưng các anh không hề run sợ, quyết không lùi bước, dũng cảm, ngoan cường, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ biển, đảo đến hơi thở cuối cùng.
“Chúng tôi vô cùng cảm phuc tấm gương anh dũng hy sinh của anh hùng liệt sĩ, Trung tá Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; anh hùng liệt sĩ, Đại úy Vũ Phi Trừ, Thuyền trưởng tàu HQ 604, trước sự tấn công của kẻ thù vẫn bình tĩnh chỉ huy bộ đội bảo vệ tàu, giữ vững lá cờ Tổ quốc trên đảo; càng cảm phục hơn anh hùng liệt sĩ, Thiếu uý Trần Văn Phương, Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, trước lúc hy sinh anh đã hiên ngang quấn lá cờ Tổ quốc quanh thân mình, động viên đồng đội “Không được lùi bước, phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng”.
Cảm phục anh hùng, thuyền trưởng, Thiếu tá Vu Huy Lễ, trước tình thế mất đảo chỉ trong gang tấc, đã bình tĩnh, mưu trí chỉ huy tàu HQ 505 vừa chiến đấu, vừa nhanh chóng lao lên bãi ngầm Cô Lin để con tàu trở thành pháo đài và cột mốc chủ quyền bất khả xâm phạm...”, Đại tá Kiều Văn Thịnh xúc động.
Có mặt trên tàu KN290 cùng đoàn công tác số 19 tham gia lễ tưởng niệm, cô giáo Lê Thị Huyền, giáo viên Trường Sĩ quan Chính trị (Bộ Quốc phòng) xúc động: “Lần đầu tiên tôi được đặt chân đến biển đảo. Tôi thực sự xúc động khi được tham dự lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ Gạc Ma đúng tạii nơi mà cac anh đã anh dũng hy sinh cách đây 35 năm. Cảm ơn sự hy sinh của các anh để Trường Sa hôm nay bình yên. Chúng tôi tự hứa với lòng mình sẽ phải sống, học tập và lam việc tốt hơn để xứng đáng với sự hy sinh của các anh”.
Thiêng liêng tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh vì chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
Sau sự kiện ngày 14/3/1988, ngày 5/7/1989 Đảng, Nhà nước quyết định thành lập Cum Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ trên thềm luc địa phía Nam, trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tau (gọi tắt là DK1). 34 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân, trực tiếp là cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân đã gac lại tình cảm riêng tư, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ trước sự nghiệt ngã tan phá của thiên tai, đối mặt với âm mưu thâm độc của nước ngoài nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong chuyến hải trình ra với Trường Sa (tháng 5/2023) vừa qua, đoàn công tác số 19 chúng tôi đến thăm, động viên các cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1/21 (Ba Kè). Trước khi lên nhà gian, đoàn công tác đã tiến hành làm Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên thềm lục địa của Tổ quốc. Xương và máu thịt của các anh đã hòa cùng sóng nước để cùng lớp lớp cán bộ, chiến sĩ - những đồng đội của cac anh hôm nay tiếp tục giữ vững thềm luc địa thiêng liêng của Tổ quốc, “một phần máu thịt không thể tách rời của đất nước Việt Nam”.
Trong không gian tĩnh lặng, giữa trùng khơi, với lòng thành kính và niềm tiếc thương vô hạn, các đại biểu Đoàn công tác số 19 đã kính cẩn nghiêng mình ghi nhớ công ơn và tưởng nhớ các anh hung liệt sĩ - những người con ưu tú của Hải quân nhân dân Việt Nam đã hiến trọn đời mình cho Tổ quốc. Đại ta Kiều Văn Thịnh, Cục Chính trị Hải quân xúc động: “Thời gian trôi đi, nhưng chúng ta không thể nào quên những trận cuồng phong dữ dội vào những năm 1990, 1996, 1998, 2000. Bão tố với sức tan phá khủng khiếp đã làm đổ một số nhà giàn. Trong thời khắc giữa sự sống và cái chết, các cán bộ, chiến sĩ đã tỏ rõ lòng trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân kiên cường bám trụ, với tinh thần “còn người, còn nhà giàn, còn Tổ quốc”.
Đó là những tấm gương hy sinh cao cả của cán bộ, chiến sĩ nhà giàn KD1/3 (Phúc Tần). Khi bão số 10 đổ bộ vào chiều ngày 4/12/1990 với sức gió giật trên cấp 12, tạo ra những cơn sóng dữ, to lớn như muốn nuốt lấy nhà gian. Trong hiểm nguy, dưới sự chỉ huy của Trung úy, Trạm trưởng Bùi Xuân Bổng và Thượng uý, Trạm phó Chính trị Nguyễn Hữu Quảng, các đồng chí đã dốc sức chống chọi với bão tố. Song, đêm đen ập xuống, sức gió mỗi lúc một mạnh lên, nhà giàn bị quật đổ và cuốn trôi 8 cán bộ, chiến sĩ xuống biển khơi, 3 đồng chí đã không trở về. Thượng úy Nguyễn Hữu Quảng đã nêu cao vai trò lãnh đạo của người Bí thư Chi bộ, động viên đồng đội bám sát mình để hỗ trợ nhau chống chọi với cuồng phong. Trong cận kề giữa sự sống, cái chết, anh đã nhường chiếc phao cá nhân và miếng lương khô cuối cùng của mình cho người chiến sĩ yếu nhất để rồi thanh thản đi vào lòng biển sâu...
Đó là hành động cao đẹp của liệt sĩ, Đại uý, Trạm trưởng Vũ Quang Chương và 8 cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1/16 (Phúc Nguyên), trước sự hung dữ và tàn khốc bão số 8 năm 1998. Nhà giàn bị nghiêng lắc, rung chấn dữ dội… nhưng các anh vẫn kiên trì bám trụ, giữ vững thông tin liên lạc với Sở Chỉ huy, bình tĩnh, dũng cảm, kiên cường chống chọi với những trận cuồng phong giữa đêm đen mịt mùng, nhưng sức người có hạn, nhà giàn bị đổ và cuốn đi 9 đồng chí. Mặc du lực lượng cứu hộ đã làm hết sức mình, nhưng 3 đồng chí gồm: Đại uý Vũ Quang Chương, Chuẩn úy Nguyễn Văn An, Chuẩn úy Lê Đức Hồng đã không trở về. Trước khi hy sinh, các anh vẫn giữ vững thông tin, liên lạc với Sở Chỉ huy Quân chủng và trong những giây cuối, các anh đã gửi lời chào "Vĩnh biệt đất liền” rồi thanh than ra đi, mãi mãi nằm lại với biển khơi, hóa thân cùng sóng nước…
Và còn biết bao cán bộ, chiến sĩ trên những con tàu, trực bảo vệ chủ quyền và thực hiện nhiệm vụ cứu nạn; họ đã vì đồng đội và nhân dân, bất chấp hiểm nguy, hy sinh thân mình để cứu các chiến sĩ nhà giàn, ngư dân bị nạn mà không một chút đắn đo. Máu xương của các anh đã thấm đẫm, hòa quyện từng con sóng, từng sải biên cương thiêng liêng để Tổ quốc mãi trường tồn.