THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:33

Những tấm lòng hát khúc đảo ca

 

Một trong các tiết mục được biểu diễn tại Trường Sa của đoàn ca múa nhạc Hải Đăng.

 

Da diết với biển đảo

Đầu năm 2018, các nghệ sĩ đoàn ca múa nhạc Hải Đăng lại tất bật luyện các tiết mục về biển đảo để chuẩn bị vượt sóng ra Trường Sa lưu diễn trong mùa Xuân này. Nghệ sĩ Đức Hà, Phó Trưởng đoàn ca múa nhạc Hải Đăng cho biết: Có những buổi khổ luyện xuyên đêm cũng vì mong muốn được cống hiến những tác phẩm hay về biển đảo quê hương. Biển đảo như là nhà, là máu thịt của mình nên mang lời ca, tiếng hát đến để tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ trên đảo là niềm vinh quang lẫn tự hào. Nhiều ca sĩ khác trong đoàn cũng có chung một tâm sự như vậy. Dẫu cơ sở vật chất còn hạn chế, sân khấu và các phòng tập luyện chưa thật sự chuyên nghiêp, song điều đó đã không làm giảm đi lòng đam mê hát về biển đảo quê hương của các nghệ sĩ trong đoàn. Trung úy Nguyễn Hữu Danh từng nhiều năm chiến đấu và bảo vệ quần đảo Trường Sa xúc động cho biết: “Chúng tôi thật sự khâm phục tâm huyết, niềm đam mê của các nghệ sĩ trong đoàn ca múa nhạc Hải Đăng khi mà ngay giữa con bão biển, sóng gió họ vẫn ra Trường Sa thường xuyên và đều đặn để phục vụ cho các chiến sĩ. Nhiều ca khúc, chương trình như: “Khánh Hòa - Mùa biển hát”, “Tình ca biển bạc đồng xanh”, “Sức sống Trường Sa”... được thể hiện một cách da diết, lay động lòng người. Nó như thổi thêm tinh thần kiên cường giữ đảo của các chiến sĩ”.

Vừa nhọc nhằn trở về từ chuyến lưu diễn tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, bà Nguyễn Thúy Châu, Quyền Trưởng đoàn ca múa nhạc Hải Đăng bộc bạch: “Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng được thành lập năm 1977 trên cơ sở đoàn văn công giải phóng nhân dân Phú Khánh. Từ đó đến nay, ít nhất mỗi năm đoàn đều ra Trường Sa lưu diễn phục vụ vài lần. Dù khó khăn thế nào cũng đi, như có một sự thôi thúc từ trong sâu thẳm ý nghĩ của mình vậy”. Cũng theo bà Châu, không chỉ ra tận các đảo ở Trường Sa biểu diễn mà hầu hết các huyện thị, các vùng núi xa xôi, vùng dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa đoàn ca múa nhạc Hải Đăng đều lặn lội đến nơi để phục vụ người dân.

 

 

Khao khát được cống hiến những ca khúc hay để phục vụ vùng biển đảo, vùng sâu, nhạc sĩ Huỳnh Thúc Ngân đã từ bỏ nhiều nơi có điều kiện phát triển hơn để đến với đoàn ca múa nhạc Hải Đăng. Nhạc sĩ Ngân tâm sự: “Kinh tế là quan trọng. Nhưng được vắt hết sức sáng tạo viết các ca khúc về biển đảo để phục vụ chiến sĩ và hàng ngàn đồng bào vùng sâu thì càng hạnh phúc hơn”.

Hát bằng cả tấm lòng

Tham gia một buổi biểu diễn ở vùng sâu, vùng xa của Khánh Hòa, được nghe những ca khúc đầy chất bi tráng, da diết của đoàn Hải Đăng nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Mới nhất là đêm diễn cuối năm 2017 ở huyện miền núi Khánh Sơn với những ca khúc: “Việt Nam đẹp nhất tên Người”, “Đất nước trọn niềm vui”… khiến cả sân khấu và hàng ngàn người xem hừng hực một khí thế mới, cảm thức mới, niềm tin mới. Ông Cao Minh Hùng (dân tộc Rắk Lây) cho biết: “Đã xem nhiều chương trình nhưng đây là lần đầu tiên thấy cảm xúc lạ đến thế. Từng lời hát như đi vào lòng người. Có lẽ từng nghệ sĩ đã hát bằng cả tấm lòng tại nhiều còn nhiều gian khó”.

 

Bà Thúy Châu (thứ 2 bên phải) cùng các nghệ sĩ tập luyện trong phòng tập còn đơn sơ.

 

Nghệ sĩ Đức Hà chia sẻ thêm: “Thị hiếu thưởng thức âm nhạc bây giờ ngày càng xa rời các ca khúc cách mạng, truyền thống. Nhưng chúng tôi vẫn kiên quyết bám trụ đến cùng. Vấn đề thể hiện các ca khúc này là rất quan trọng, nó phải gần gũi nhưng chuyên nghiệp. Bằng niềm tâm huyết đó, nhiều ca sĩ đã khẳng định được tên tuổi của mình trên sân khấu chuyên nghiệp như: Thiên Hương, Hoài Thương, Đăng Hiếu, Trọng Khải… Ca sĩ Đăng Hiếu từng nhiều lần ra Trường Sa biểu diễn cho biết:  “Phải hát bằng tất cả đam mê để phục vụ các chiến sĩ, đó là niềm ao ước của bất kể nghệ sĩ nào. Dẫu cuộc sống còn lắm nhọc nhằn nhưng nhiều nghệ sỹ múa cũng đã đem hết tâm huyết đi diễn với mong muốn đạt được mức chuyên nghiệp cao nhất như: Nguyễn Ngọc Khánh Huyền, Xuân Nhi, Nguyễn Khánh Trân”. Nghệ sĩ múa Xuân Nhi tâm sự: “Mỗi môn nghệ thuật có một cách thể hiện riêng. Múa cũng cần có bí quyết nhưng quan trọng là sự gần gũi của người nghệ sĩ với công chúng và các chiến sĩ”.

Bà Nguyễn Thúy Châu khẳng định, khó khăn thì chồng chất nhưng nhất định đoàn Hải Đăng không chạy theo thị hiếu thị trường mà kiên định tuyên truyền các ca khúc về biển đảo, nhạc cách mạng và dòng nhạc truyền thống; đồng thời bám sát các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, không biểu diễn những ca khúc nhạt nhẽo với thị hiếu thấp. 

ĐÔNG HƯNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh