THỨ BA, NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2024 04:01

Những ngôi chùa linh thiêng để cầu may mắn, tình duyên vào dịp Tết

 

Chùa Hà

Chùa Hà (Thánh Đức Tự) cùng với đình Bối Hà, nằm trong cụm di tích Đình Chùa Hà nay thuộc thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy cách trung tâm thủ đô khoảng 15 cây số. Về lí do ra đời của Chùa Hà, không hề có sự liên quan đến tình yêu đôi lứa. Nhưng từ khi xây dựng cho đến hiện tại, chùa Hà vẫn được nhắc về là để cầu duyên đôi lứa – ‘khi đi lẻ bóng, khi về có đôi'.

 

 

Lịch sử về chùa Hà có hai lý do bắt nguồn từ truyền thuyết gắn với vua Lý Thái Tông. Nhiều người kể rằng, khi vua ở tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con nối dõi tông đường, người đã cầu tự tại chùa. Về sau, vợ vua sinh ra thái tử Càn Đức (vua Lý Nhân Tông).

Câu chuyện thứ hai tương truyền về chùa là việc vua Lê Thánh Tông xây dựng chùa để bày tỏ lòng biết ơn đến các vị tướng đã cưu mang mình.

Nhiều người truyền tai nhau về sự linh ứng trong tình duyên của chùa Hà. Nhưng không vì thế, các du khách đến đây chỉ để cầu tình duyên. Nhiều người đến để mong sự may mắn, bình an với gia đình, bạn bè cùng những thăng tiến trong sự nghiệp. Một số ít đến chùa để thưởng thức cảnh đẹp, sự hoài cổ của ngôi chùa ven trung tâm thủ đô Hà Nội.

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây, cách trung tâm Hà Nội 4 km. Nơi đây thờ Liễu Hạnh Công Chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, là một trong bốn vị thánh bất từ trong tín ngướng của người Việt.

 

 

Sự tích vị Thánh Mẫu thờ trong Phủ Tây Hồ được người dân Tổng Thượng, huyện Phụng Thiên xưa (nay là vùng Yên Phụ, Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá, Xuân La, Vạn Dâu) kể lại: Quỳnh Hoa là con gái Ngọc Hoàng thượng đế ở Đệ Nhị Thiên Cung, do đánh rơi chén ngọc dâng rượu chúc thọ đã phải xuống dương gian đầu thai làm Giáng Tiên - con gái thường dân Lê Thái Công ở An Thái - Vân Cát - Vụ Bản - Nam Định vào năm 1557. Lớn lên, có nhan sắc tuyệt trần, lại giỏi thi thơ, song lấy chồng và sinh con một trai, một gái, Giáng Tiên chớp mắt thăng thiên đình.

Nàng giáng trần lần thứ nhất để gặp lại người thân, có hai nữ thần Quế Nương, Thị Nương hậu vệ. Lần hai hiển linh để cứu nhân độ thế, trừng phạt kẻ bất lương trêu ghẹo người này, lại gia ơn cho kẻ khác và du ngoạn khắp chốn danh lam, giáng bút đề thơ.

Chính tại mảnh đất Phủ Tây Hồ ngày nay, Quỳnh Hoa đã tái ngộ để xướng thơ văn cùng Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan trong vai cô chủ quán tửu lâu Tây Hồ, ít ngày sau Trạng Bùng quay lại đã thấy biến mất cả người lẫn quán, chỉ còn hồ nước mênh mông. Quỳnh Hoa đã được dân chúng lập phủ thờ, đặt tên là Bà Chúa Liễu Hạnh, được xem là một trong bốn vị ‘tứ bất tử', là tấm gương về sự tự mình tạo lấy hạnh phúc.

Vào dịp Tết đến Xuân về, các du khách thập phương về đây đông để cầu may mắn trong sự nghiệp, cuộc sống, học hành. Ngoài ra, nơi đây còn nổi tiếng về việc linh ứng trong tình duyên. Nhiều cặp đôi trẻ thường đến đây để mong hạnh phúc, sự hòa thuận và gia đình sum họp hàng năm.

Phủ Tây Hồ không chỉ đông đúc trong dịp lễ Tết, vào những ngày đầu tháng (theo lịch Âm), người dân khu vực Hà Nội thường về để lễ, tạ ơn và cầu những may mắn cho bản thân, gia đình, bạn bè.

Chùa Trấn Quốc

 

Tọa lạc trên hòn đảo duy nhất ở Hồ Tây – là hồ nước ngọt lớn nhất Hà Nội, chùa được xây dựng từ thời Tiền Lý năm 541, tính đến nay là một trong những ngôi chùa cổ ở Hà Nội với tuổi đời lên đến 1500 năm. Từ lâu người dân thủ đô đã truyền tai nhau về sự liêng thiêng của chùa, thậm chí nơi đây còn được mệnh danh là cầu mối lương duyên cho các đôi trai gái. Nên cũng chẳng lạ khi mỗi dịp Tết đến xuân về, nơi đây thu hút đông nam thanh nữ tú đến chiêm bái.

Am Mỵ Châu

 

Am Mỵ Châu tọa lạc bên trong chùa Cổ Loa. Đây thực chất là một am nhỏ thờ bức tượng công chúa Mỵ Châu bị vua cha chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết Trọng Thủy – Mỹ Châu. Trong nhiều năm qua, người dân quanh đây tin tưởng vào sự linh ứng của công chúa nên truyền tụng nhau đến đây cầu mong tình duyên bền chặt, gia đình hạnh phúc.

Chùa Phúc Khánh

Đêm 30 Tết, khi bước sang thời khắc đầu tiên của năm mới, nhiều người rủ nhau đến chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa) để hái lộc đầu năm. Ngoài gửi gấm mong ước may mắn bình an cho năm mới thì nhiều bạn trẻ còn nhân đây cầu tình duyên. Dù là ngày thường hay những dịp quan trọng như lễ Tết chùa Phúc Khánh vẫn đông người đến chiêm bái và cầu mong an yên.

Chùa Láng

Nơi đây được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông thờ thiền sư nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam - Từ Đạo Hạnh. Hiện tại, chùa còn lưu giữ nhiều tượng phật cổ cùng các hiện vật giá trị. Nhiều người đến đây để cầu mong may mắn, bình an phước lành cho bản thân và gia đình, hay thậm chí là tìm nơi an yên trong những ngày đầu năm mới. Chùa được nhiều người truyền tai nhau là rất linh nghiệm, trong đó có cầu tình duyên.

 

Trong những ngày đầu năm mới, lên chùa lễ phật đã trở thành phong tục đẹp của người Việt. Đây cũng được xem là cách cầu mong may mắn, tìm về chốn an yên trong tâm hồn sau một năm dài miệt mài với vòng xoay cuộc sống. Để theo đó gửi gắm những ước vọng về sự nghiệp, gia đạo lẫn tình duyên trong năm mới.

 

 

CHÂU ANH (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh