CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:16

Nguy cơ mai một đình cổ Thượng Phú

Đình làng Thượng Phú

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại rằng, ngôi đình được xây dựng nên bởi bàn tay những người thợ Chăm Pa khéo léo vốn là tù binh trong cuộc chiến giữa hai bên thời nhà Trần trị vì đất nước. Bằng sự tài hoa của mình, những người thợ đó đã tạc nên những nét hoa văn, chạm khắc đặc trưng của văn hóa Chăm trên từng thớ gỗ quý.

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đây còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các cuộc họp và lễ hội lớn của địa phương. Có giai đoạn đình còn được dùng làm bệnh viện, trường học, là kho chứa lương thực, kho vũ khí. Đặc biệt tại đình còn diễn ra nhiều sự kiện trọng đại khác như tổ chức đại hội Đảng bộ huyện, đại hội đảng bộ xã và các đại hội, hội nghị lớn của chính quyền và các đoàn thể huyện và xã...

Quyết định bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích

Tháng 5/1998, Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa đã công bố Quyết định bảo vệ, tôn tạo, trùng tu và phát huy tác dụng của đình Thượng Phú.

Tuy nhiên, đến hiện nay, trải qua thời gian dài với bao biến cố thăng, trầm của lịch sử, hệ thống cột kèo của đình đã bị mối mọt tấn công gây biến dạng nhiều, nhiều vị trí người dân phải đóng gỗ tạm thời để giữ các chếnh, kèo không bị sụt, chống nguy cơ đổ đình.  

Nền đình sụt lún, khiến mái đình có hiện tượng nao về phía trước. Hàng năm chính quyền địa phương cùng người dân nơi đây kêu gọi nhau đóng góp để có kinh phí tu sửa che chắn tạm thời, không để đình sập xuống.

Nhiều hạng mục mang kiến trúc cổ bị mối mọt xâm hại

Năm 2015, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định hỗ trợ kinh phí 300 triệu cho việc trùng tu, chống xuống cấp từ ngân sách tỉnh. Tuy nhiên theo dự toán của xã Hà Đông, việc trùng tu đình cần nguồn kinh phí lớn hơn rất nhiều, trong khi đó ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn, nếu thực hiện trùng tu tổng thể chưa thể thực hiện.

Ông  Phạm Văn Vĩnh- Chủ tịch UBND xã Hà Đông cho biết, địa phương còn rất nhiều khó khăn, mà việc tu sửa đình Thượng Phú cần phải có chuyên môn và kinh phí rất lớn, vượt qua khả năng của xã. "Mỗi ngày qua đi, kết cấu của ngôi đình lại yếu đi một ít, cứ tình trạng chờ đợi thế này thì lo lắm, ngôi đình có nguy cơ đổ bất cứ lúc nào. Địa phương cũng rất mong các cơ quan chức năng sớm có phương án và hành động kịp thời để “cứu” lấy di tích độc đáo và đặc biệt bảo vệ di tích văn hóa có nét kiến trúc khá độc đáo cho muôn đời con cháu mai sau"--ông Vĩnh giãi bày.

Tường Lâm

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh