THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 08:03

Người tiêu dùng cần bảo mật thông tin mạng, tránh đối mặt với hậu quả khó lường

 

Đăng ký thông báo dịch vụ qua di động để kiểm soát rủi ro 

Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết, theo thống kê, đã có 150 quốc gia bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công của virus trên, hơn 200.000 máy tính đã bị chiếm quyền sử dụng dữ liệu... "Khả năng lây lan nhanh và mối nguy hiểm trong việc sử dụng các thông tin bị virus Wannacry đánh cắp đã khiến Microsoft phát đi thông điệp cảnh báo chính phủ các nước cần quan tâm đặc biệt đến sự kiện này, đồng thời, nhận định đây là "hồi chuông cảnh báo" cho toàn thể thế giới", Cục cho biết.

Cũng theo Cục Quản lý cạnh tranh, tại Việt Nam cũng đã có nhiều vụ việc mất an toàn thông tin xảy ra gây hậu quả đáng tiếc mà nguyên nhân chính là do sự chủ quan, thiếu cảnh giác của NTD trong việc bảo đảm an toàn cho chính bản thân mình. Điển hình là vụ việc tài khoản thẻ hoặc tài khoản ngân hàng bị mất tiền không rõ nguyên nhân trong thời gian gần đây. Trên thực tế, một trong những cách thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc tài khoản bị rút tiền không rõ nguyên nhân đã được các ngân hàng liên tục cảnh báo và hướng dẫn khách hàng thực hiện là đăng ký dịch vụ thông báo biến động tài khoản qua tin nhắn điện thoại.

Tuy nhiên, nhiều NTD mặc dù để số tiền lớn trong tài khoản nhưng không đăng ký sử dụng dịch vụ trên. Vì vậy, khi có các giao dịch phát sinh trái phép, họ không được thông báo nên không kịp liên hệ để ngân hàng tạm khóa tài khoản. “Nếu kịp thời biết về các giao dịch trái phép, NTD hoàn toàn có thể ngăn chặn thất thoát một phần tiền từ tài khoản của mình”, Cục phân tích.

Bên cạnh đó, rủi ro còn đến từ việc thực hiện giao dịch tài chính tại các điểm wifi công cộng nên đã bị đánh cắp thông tin tài khoản, bị mất mật khẩu và bị lợi dụng để thực hiện các giao dịch trái phép trên tài khoản của NTD.. Vấn đề này cũng đã có nhiều cảnh báo của các chuyên gia về tính bảo mật yếu của mạng wifi công cộng nhưng thực tế vẫn có nhiều NTD thực hiện các giao dịch tài chính thông qua các wifi công cộng tại quán cafe, sân bay... “Nhiều trường hợp như vậy đã bị đánh cắp thông tin tài khoản, bị mất mật khẩu và bị lợi dụng để thực hiện các giao dịch trái phép trên tài khoản của NTD”, Cục Quản lý Cạnh tranh khuyến cáo.

Cần cảnh giác khi chia sẻ thông tin trên mạng 

Cục cũng đơn cử, ngay như việc chụp các hình ảnh có thông tin cá nhân hoặc thông tin giao dịch để chia sẻ với bạn bè cũng làm tăng nguy cơ rủi ro cao. “Trong thời gian vừa qua đã có vụ việc hành khách chụp và chia sẻ vé máy bay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo các chuyên gia, chỉ cần sử dụng phần mềm đơn giản có thể đọc được những thông tin lưu giữ trên mã vạch của vé máy bay, ví dụ: họ tên hành khách, lịch sử bay, tình trạng đặt chỗ, một số trường hợp có thể truy cập được thông tin tài khoản mà hành khách sử dụng để giao dịch…Những thông tin này nếu bị lợi dụng có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống của NTD”, Cục cho biết.

Ngoài ra, việc NTD cả tin, thực hiện theo các chỉ dẫn của kẻ lừa đảo. NTD có thể nhận được tin nhắn từ một kẻ giả làm đại diện ngân hàng với thông điệp cảnh báo về những lỗ hổng bảo mật và yêu cầu gọi điện đến số điện thoại hỗ trợ miễn phí. Sau đó, chúng sẽ yêu cầu được cấp tài khoản và mật khẩu để xác nhận... “Rất nhiều NTD đã cung cấp chi tiết các thông tin cho đối tượng lừa đảo, dẫn đến, tài khoản bị truy cập và lấy tiền trái phép. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, với việc giả danh là cơ quan công an đang điều tra một vụ án, đối tượng lừa đảo rất dễ dàng hướng dẫn NTD chuyển tiền trực tiếp vào một tài khoản được chỉ định để phục vụ cho việc xem xét điều tra”, Cục chia sẻ.

Cục Quản lý cạnh tranh cũng cho biết thêm, ví như tại các trang mua bán trực tuyến, người tiêu dùng để lại thông tin về sở thích mua sắm, món hàng mua sắm, thông tin thẻ; tại các trang mạng xã hội, người tiêu dùng chia sẻ thông tin về sở thích bản thân, kế hoạch du lịch; Tại các diễn đàn thông tin, NTD chia sẻ thông tin về nghề nghiệp, thu nhập, gia đình...Với sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ, một bên hoàn toàn có thể thu thập và tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan đến bản thân của NTD, từ đó, tạo hình thành một "con người ảo" của chính họ trên môi trường Internet và thông qua các phương thức để đạt được mục đích của người sử dụng các thông tin này.

Từ những nội dung trên, Cục khẳng định, trong môi trường kỹ thuật số, thông tin của NTD là tài sản quý giá không chỉ đối với các đơn vị kinh doanh mà còn đối với các đối tượng lừa đảo. “Thế giới đang ngày càng tạo ra nhiều phương thức, công nghệ để thu thập tối đa và chi tiết các thông tin của NTD. Do vậy, với vai trò là người chủ, là người sở hữu thông tin, NTD trong các quá trình giao dịch hoặc thực hiện chia sẻ thông tin trên các phương tiện kỹ thuật số cần hiểu và nhận thức được những giá trị thông tin mà mình chia sẻ, từ đó, có những biện pháp phù hợp để bảo đảm an toàn cho thông tin, cho chính quyền lợi của bản thân mình”, Cục khuyến nghị.

CHU LƯƠNG - NGUYỄN THANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh