THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:22

Đẩy mạnh công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở các tỉnh phía nam

 

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu chỉ đạo Hội nghị

 

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết, Hội nghị lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm đánh giá lại việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội trong thời gian qua, đồng thời cũng là dịp các địa phương chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình, kế hoạch và thực hiện mô hình về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội giai đoạn 2016 – 2020, qua đó các địa phương đưa ra ý kiến, giải pháp cụ thể để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Hội nghị sẽ đặc biệt ưu tiên thảo luận hướng giải quyết những vấn đề cấp bách, trước mắt.

 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà chủ trì Hội nghị

 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cũng mong muốn Hội nghị tại khu vực phía Nam sẽ đưa ra được nhiều ý kiến đóng góp quan trọng, nhiều kinh nghiệm khắc phục khó khăn trên thực tiễn tại các địa phương và những hướng đi mới trong công tác PCTNXH thời gian tới, mang thông điệp đến các Hội nghị sau của khu vực Miền trung –Tây nguyên và phía Bắc.

 

Phó Cục trưởng Cục PCTNXH (Bộ LĐ-TB&XH) Lê Đức Hiền cho biết, tình hình tệ nạn mại dâm vẫn diễn biến phức tạp

 

Trao đổi tại Hội nghị, Phó cục trưởng Cục PCTNXH Lê Đức Hiền cho biết, tình hình tệ nạn mại dâm vẫn diễn biến phức tạp. Số người bán dâm trong các cơ quan chức năng thống kê qua xử phạt vi phạm hành chính, hỗ trợ xã hội, y tế … đến nay là 5025 người. Hoạt động mại dâm ngày càng tinh vi, trá hình, khó kiểm soát. Theo báo cáo thống kê của các địa phương trên cả nước ước tính có khoảng hơn 15000 người bán dâm. Số lượng mới đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam hiện có khoảng 100.000 người bán dâm, trong đó, người bán dâm là nữ hiện khoảng 75.000 người.

Đối tượng và hình thức hoạt động mại dâm vẫn chủ yếu dưới dạng: gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, môi giới mại dâm thông qua internet (Facebook, Zalo…), tình trạng người mại dâm sử dụng ma túy vẫn tiếp tục xu hướng gia tăng; đối tượng mua dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau, trong đó theo một số nghiên cứu đối tượng không có nghề nghiệp ổn định, làm ăn tự do: 75,7%, doanh nghiệp: 20%, công nhân viên chức 3%, đối tượng chủ chứa, môi giới có độ tuổi từ 18-25 tuổi là 80%; trên 40% chủ chứa là phụ nữ.

Tại các thành phố lớn, các tụ điểm mại dâm khu vực công cộng sau các đợt truy quét của lực lượng chức năng và tăng cường công tác kiểm tra giám sát nên có chiều hướng giảm, đối tượng chủ yếu thực hiện hoạt động mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, qua liên lạc điện thoại, internet, di động bằng xe máy…

Về tệ nạn ma túy, Phó cục trưởng cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo, các ngành các cấp triển khai nhiều giải pháp phòng chống, kiểm soát ma túy và đã đem lại kết quả nhất định, góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, nâng cao sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, tình hình về tội phạm ma túy và nghiện ma túy vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ ngày càng khó kiểm soát hơn.

Theo báo cáo của Bộ Công an, cả nước có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó có 67,5% người đang sinh sống ngoài xã hội; 13,5% người trong cơ sở cai nghiện bắt buộc, 19% người đang trong trại tạm giam, tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trong khi khoảng 50% người nghiện vẫn sử dụng heroin thì ở nhiều địa phương, 85-90% số người nghiện chỉ sử dụng các loại ma túy tổng hợp nhóm ATS. Một số địa phương tỷ lệ người sử dụng ATS vào cơ sở cai nghiện cao như: Đồng Nai 87%, Đà Nẵng 85% và An Giang là 76%... Người sử dụng ma túy tổng hợp có rối loạn tâm thần và một số có hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.

LÊ HOÀNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh