Ngôi làng đặc biệt dưới lòng đất ở Quảng Trị
- Văn hóa
- 14:37 - 04/10/2019
Địa đạo Vịnh Mốc là một công trình đồ sộ trong lòng đất được quân và dân đào xong trong vòng 2 năm, với 18 ngàn ngày công khoảng 6.000m3 đất đá. Hệ thống đường hầm có tổng chiều dài gần 2km, chia thành 3 tầng: tầng một sâu dưới mặt đất khoảng 13m; tầng 2 khoảng 15m và tầng 3 sâu trên 23m; gồm 13 cửa ra vào đồng thời cũng là những cửa thông hơi (bảy cửa thông ra biển và sáu cửa đi lên đồi).
Địa đạo được thiết kế như một làng dưới mặt đất với 94 căn hộ gia đình, có giếng nước ngọt đáp ứng sinh hoạt của người dân sinh sống trong lòng địa đạo, có hội trường đủ sức chứa khoảng 60 người, bảng tin, nhà hộ sinh, nhà vệ sinh, phòng phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm (loại bếp nấu được dưới lòng đất mà hạn chế khói bốc lên), kho gạo, trạm đặt máy điện thoại, đài quan sát, trạm gác, hầm tránh bom khoanVịnh Mốc có hệ thống gồm 3 tầng: Tầng thứ nhất dùng để sinh sống, tầng thứ hai cách mặt đất được dùng làm nơi cất giữ lương thực và vũ khí hay hội họp và tầng cuối cùng dùng để tránh bom. Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi.
Địa đạo như một ngôi làng dưới mặt đất với các công trình như giếng nước sinh hoạt, trạm gác, bệnh viện, nhà hộ sinh. Đặc biệt, dọc hai bên đường hầm khoét sâu tạo thành những ô nhỏ, là những phòng dành cho hộ gia đình từ 3 - 4 người có thể sinh hoạt được. Bên trong hầm còn có một hội trường dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim với sức chứa lên đến hơn 50 người.
Du khách đến khám phá địa đạo Vịnh Mốc để hiểu thêm về giá trị lịch sử cùng những năm tháng chiến đấu, hy sinh và gian khổ của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến.