THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:57

Ngân sách chi hàng nghìn tỷ thực hiện quyền trẻ em ở nhiều lĩnh vực

 

Theo số liệu của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (HCSN) Bộ Tài chính, hàng năm NSNN bố trí kinh phí  để thực hiện Luật Trẻ em thông qua các chính sách, chương trình, đề án và hoạt động thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương theo lĩnh vực và theo phân cấp NSNN hiện hành.

Trong đó, ngân sách trung ương (NSTW) bảo đảm chi các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do các bộ, cơ quan trung ương thực hiện; chi thực hiện các chương trình mục tiêu, hỗ trợ có mục tiêu cho một số địa phương ngân sách khó khăn để thực hiện các chính sách, chế độ, đề án, chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Ảnh minh họa.

 

Căn cứ khả năng ngân sách địa phương (NSĐP) cùng với nguồn hỗ trợ từ NSTW, UBND cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân (HĐND) ngân sân cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, đề án, chương trình.

Năm 2017, NSNN đã cân đối, bố trí kinh phí cho NSĐP để thực hiện Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Nghị định 136/2013/NĐ-CP về trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội là 16,686 tỷ đồng, năm 2018 là 15,926 tỷ đồng, trong đó có đối tượng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.

NSTW đã bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2017 là 16,22 tỷ đồng và năm 2018 là 26,04 tỷ đồng để thực hiện các chương trình, đề án cấp có thẩm quyền phê duyệt liên quan đến lĩnh vực trẻ em.

Riêng đối với Đề án hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất, NSTW đã bố trí năm 2017 là 1,2 tỷ đồng và năm 2018 là 1,5 tỷ đồng trong dự toán chi thường xuyên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Ngoài ra, NSTW đã bố trí kinh phí cho các bộ, ngành và bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương thông qua các chương trình mục tiêu.

Đối với dự toán chi y tế, dân số, gia đình, NSTW đã bố trí khoảng 6.558 tỷ đồng năm 2017 và 7.063 tỷ đồng năm 2018 để thực hiện mua thẻ bảo hiểm cho trẻ em dưới 6 tuổi.

NSTW đã bố trí kinh phí cho các bộ, ngành và bổ sung có mục tiêu cho NSĐP để thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số liên quan đến lĩnh vực trẻ em như: y tế học đường, tiêm chủng mở rộng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, phòng chống HIV/AIDS trong đó có trẻ em năm 2017 là 662,508 tỷ đồng, năm 2018 là 625 tỷ đồng.

Cùng với đó, NSTW đã bố trí cho NSĐP (bao gồm bố trí trong cấn đối NSĐP) năm 2017 khoảng 6.218 tỷ đồng và năm 2018 khoảng 8.414 tỷ đồng để thực hiện các chính sách cho trẻ em như hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em từ 3 - 5 tuổi, hỗ trợ miễn, giảm học phí, chi phí học tập, hỗ trợ học bổng học sinh dân tộc nội trú, hỗ trợ học tập đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ít người, chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp.

NSTW đã hỗ trợ Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam năm 2017 là 8,164 tỷ đồng, năm 2018 là 8,152 tỷ đồng để chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù của quỹ.

Ngoài ra, NSNN đã bố trí kinh phí thông qua các dự án có vốn viện trợ cho lĩnh vực trẻ em, bố trí lồng ghép trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao để thực hiện chăm sóc giáo dục, bảo vệ trẻ em.

Đối với vốn đầu tư, NSTW đã bố trí kinh phí để đều tư thực hiện các dự án để thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em từ  năm 2017 đến năm 2018 là 144,484 tỷ đồng.

Theo Vụ HCSN, việc lồng ghép kinh phí bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong các hoạt động của các lĩnh vực (y tế, đảm bảo xã hội, hỗ trợ người nghèo, văn hóa…) đã đảm bảo phát huy tối đa việc kết hợp và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các địa phương trong việc thực hiện các chính sách trên địa bàn.

Tuy nhiên, do được bố trí lồng ghép trong các lĩnh vực nên hiện nay chưa có đầy đủ hệ thống dữ liệu để thống kê đầy đủ về tình hình chi NSNN cho lĩnh vực trẻ em.

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường công tác quản lý nhà nước về trẻ em, rà soát, bổ sung, hoàn thiện văn bản pháp luật, chính sách thực hiện quyền của trẻ em. Các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường kiểm soát, quản lý, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn NSNN và các nguồn lực bố trí để thực hiện quyền của trẻ em.

Được biết, Bộ Tài chính đang phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc nghiên cứu, khảo sát tình hình chi ngân sách cho trẻ em ở một số địa phương như: Ninh Thuận, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh.

Mục tiêu của khảo sát nhằm cải thiện việc lập kế hoạch, theo dõi và báo cáo về chi tiêu công cho trẻ em như một phần cam kết của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên đối với việc thực thi Công ước quốc tế về Quyền trẻ em và theo Luật Trẻ em (2016).

VÂN KHÁNH (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh