CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:09

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công tác xã hội

 

Các đại biểu cam kết sự phối hợp chặt chẽ trong giai đoạn tiếp theo.

 

Mục tiêu của giai đoạn 2017 -2022: Tăng cường kiến thức và kỹ năng về công tác xã hội cho tối thiểu 700 cán bộ từ các đơn vị trực thuộc Sở LĐ-TB&XH và các cơ sở trợ giúp xã hội của Bộ LĐ-TB&XH. Kết thúc khóa học, cán bộ được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo Cán bộ Quản lý công tác xã hội cấp cao, là cơ sở để tham gia chương trình đào tạo thạc sỹ Công tác xã hội (CTXH) do Bộ, CFSI và một số cơ sở đào tạo hợp tác; Hỗ trợ đào tạo ít nhất 300 thạc sỹ CTXH là những cán bộ quản lý đã có giấy chứng nhận chương trình đào tạo cán bộ quản lý cấp cao về CTXH từ một trường đào tạo CTXH tại Việt Nam; Tiếp tục thể chế hóa để chương trình đào tạo cán bộ quản lý cấp cao và chương trình thạc sĩ CTXH của SWEP Việt Nam được đưa ra vào một hoặc nhiều các cơ sở đào tạo tại Việt Nam, từ đó sẽ giúp tăng cường cả năng lực quốc gia và đồng thời đảm bảo sự bền vững lâu dài cho những chương trình này; Phát triển mối liên kết giữa các chương trình đào tạo CTXH tại Việt Nam và các chương trình đào tạo CTXH ở các khu vực khác trên thế giới.

 

Thứ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định chương trình phối hợp mang tính nhân văn sâu sắc.

 

Trước đó, ngày 22/3/2011, Bộ LĐ-TB&XH và tổ chức CFSI đã ký Bản ghi nhớ “Phát triển nguồn nhân lực CTXH cho đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương tại Việt Nam”. Tiếp theo ngày 12/3/2014, Bộ LĐ-TB&XH và CFSI, Học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (GASS), Học Viện Xã hội Châu Á (ASI) đã ký tiếp Bản ghi nhớ Chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ CTXH, có hiệu lực đến ngày 31/12/2017. Qua 6 năm thực hiện thỏa thuận hợp tác, dự án đã tiếp nhận và việt hóa chương trình đào tạo cán bộ quản lý CTXH cấp cao từ ASI gồm 7 môn học trong tổng số 35 môn học của chương trình đào tạo thạc sỹ. Đây là cơ sở để các đơn vị đào tạo trong nước tham khảo, xây dựng chương trình khung về đào tạo CTXH; Tổ chức đào tạo 25 giảng viên nguồn là những giảng viên cao cấp, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy CTXH để giảng dạy trong chương trình dự án; Tổ chức 5 khóa đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý CTXH của ngành với 331 cán bộ đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học; Từ năm 2014 đến 2017, chương trình liên kết đào tạo đã tổ chức 2 khóa đào tạo thạc sĩ CTXH với 202 cán bộ quản lý CTXH cấp cao được cấp bằng thạc sĩ CTXH của hai bên.

 

Tiến sĩ Steven Muncy- Giám đốc điều hành của CFSI đánh giá cao những thành tựu về kinh tế, xã hội Việt Nam đạt được

 

Phát biểu tại lễ ký kết, Tiến sĩ Steven Muncy- Giám đốc điều hành của CFSI cho rằng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ý nghĩa về kinh tế, xã hội trong những thập kỷ gần đây. Hàng triệu người đã thoát nghèo và các chương trình đầu tư đều tập trung, ưu tiên cho thực hiện quyền và phúc lợi cho trẻ em, người khuyết tật và người sống chung với HIV/AIDS, người già, người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều người hiện đang phải sống trong các trung tâm, lang thang trên đường phố hoặc sống trong tình trạng thiếu thốn, khó khăn, bị xâm hại hoặc có nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, hạnh phúc và nhân phẩm. Các vấn đề về bình đẳng xã hội là những mối quan tâm hàng đầu của cán bộ CTXH. Do đó, CFSI tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ mạnh mẽ cho Quyết định 32 về Chương trình Quốc gia về Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020.

“Cùng với những người đã tốt nghiệp ở giai đoạn 1, tổng số cả 2 giai đoạn sẽ là 1.000 cán bộ quản lý của ngành LĐ-TB&XH có chứng chỉ đào tạo quản trị CTXH và 500 cán bộ này sẽ có bằng thạc sĩ CTXH. Tất cả họ sẽ là những lực lượng quan trọng trong thời gian tới sẽ đóng góp tốt hơn cho bảo trợ xã hội các nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương tại Việt Nam. Đây sẽ là lực lượng quan trọng trong đẩy mạnh giáo dục CTXH và các dịch vụ xã hội trong Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á và công đồng” – Tiến sĩ Steven Muncy khẳng định.

 

Hai bên thực hiện ký kết chương trình phối hợp.

 

Đánh giá cao hỗ trợ sự hợp tác chặt chẽ giữa CFSI với Bộ LĐ-TB&XH trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Hồng Lan khẳng định, Chương trình phối hợp đã này thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Hiện nay Việt Nam có khoảng 26 triệu trẻ em (trong đó có gần 4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn), 10 triệu người cao tuổi, hơn 7 triệu người khuyết tật, ngoài ra còn hàng triệu đối tượng xã hội khác. Điều này rất cần sự hỗ trợ công tác xã hội đối với đời sống của họ. Với sự hỗ trợ của CFSI giúp cán bộ ngành CTXH Việt Nam có những kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp trong triển khai nhiệm vụ giúp người dân có những dịch vụ hỗ trợ tốt nhất để người dân vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh của mình. Chương trình cũng  đã góp phần cho nghề CTXH phát triển một cách chuyên nghiệp hơn thông qua hệ thống đào tạo cán bộ nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Điều này góp phần vào việc triển khai Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ một cách hiệu quả. Thứ trưởng đề nghị trong giai đoạn tới, Cục Bảo trợ Xã hội phối hợp chặt chẽ các đơn vị của Bộ tiếp nhận, triển khai hiệu quả chương trình này. Đồng thời  bày tỏ mong muốn CFSI hợp tác hỗ trợ lâu dài với Việt Nam trong công tác đào tạo, nâng cao chất nguồn nhân lực ngành CTXH.

 

 

CHÂU ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh