THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:28

Để đánh giá hiệu quả thực hành của thực tập sinh chuyên ngành công tác xã hội

 

Hội thảo “Đánh giá thực hành của thực tập sinh chuyên ngành công tác xã hội”, 

Tham dự hội thảo có TS. Nguyễn Hải Hữu, Phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề và nghề công tác xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các cơ sở đào tạo nghề CTXH; TS. Bùi Tôn Hiến, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động - Xã hội; TS. Tiêu Thị Minh Hường, Phó Trưởng khoa- Phụ trách khoa CTXH - Trường Đại học- Lao động Xã hội, cùng các đại biểu đến từ các trường Đại học, các Trung tâm CTXH.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Bùi Tôn Hiến, Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Thực hành CTXH là một học phần quan trọng trong khối kiến thức chuyên ngành của bất cứ chương trình đào tạo CTXH của các trường đại học. Hiệp hội nghề CTXH Asean cũng đang hướng tới xây dựng tiêu chuẩn chung trong chương trình đào tạo, cũng như tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ phương pháp, quy trình để đánh giá kết quả của đào tạo thực hành, trong đó đào tạo thực hành tăng từ 750 đến 1.110 giờ.

Đánh giá học tập thực hành ngoài mục đích xác định được năng lực của sinh viên so với kết quả đầu ra của chương trình, còn có ý nghĩa quan trọng. Là nền tảng, cơ sở cho việc hiểu đúng về thực hành nghề nghiệp chuyên môn sau này của sinh viên; Đánh giá đúng là động lực thúc đẩy việc học tập của sinh viên, tạo sự cam kết nghề nghiệp trong tương lai cho sinh viên; Cơ hội cho giảng viên, người hướng dẫn được trải nghiệm các giá trị đạo đức nghề nghiệp một cách thực tế. Chính vì vậy, TS. Bùi Tôn Hiến đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm để đưa ra được phương pháp đánh giá học tập thực hành CTXH của sinh viên chuyên ngành phù hợp với thực tế và chương trình đào tạo CTXH tại Việt Nam.

Tại hội thảo TS. Nguyễn Hải Hữu, Phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề và nghề công tác xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các cơ sở đào tạo nghề CTXH đề nghị các giảng viên đến từ các trường đại học, các cơ sở đào tạo nghề CTXH đưa ra những kiến nghị, đề xuất trong quá trình giảng dạy, để Hiệp hội tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động, từ đó có có những giải pháp cho giai đoạn tới.

Tại hội thảo các giảng viên đến từ các Trường Đại học Lao động - Xã hội, Học viện Thanh thiếu niên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội... đã trình bày những tham luận, những kết quả nghiên cứu rất thiết thực cho hoạt động thực hành CTXH của sinh viên.

Ths. Nguyễn Thị Thanh Hương- Phó trưởng khoa CTXH - Đại học Lao động Xã hội trình bay tham luận

Ths. Nguyễn Thị Thanh Hương- Phó trưởng khoa CTXH - Đại học Lao động -Xã hội đã đưa ra 3 công cụ để đánh giá định tính về hoạt động thực hành của sinh viên đó là: Phúc trình làm việc, Tham gia thảo luận nhóm và Ghi chép nhật ký công việc. Ngoài ra, công cụ đánh giá sự hài lòng của sinh viên cũng được coi là nhân tố quan trọng để thực hiện thúc đẩy hiệu quả học tập của sinh viên; Ths. Nguyễn Trọng Tiến - Trưởng khoa CTXH - Học viên Thanh thiếu niên trao đổi phương thức Đánh giá thực hành môn học cho sinh viên thông qua Kiểm huấn viên tại các cơ sở xã hội; PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan - Trường Đại học Khoa học -Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội giới thiệu quy trình tổ chức và hướng dẫn sinh viên thực tập...

 


THIỀU VĂN LÝ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh