CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 11:01

Mùa tình yêu của người Ja Rai

Phụ nữ kiếm củi

Chúng tôi chọn buôn Sai, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa, Gia Lai là điểm đến đầu tiên vì nhận được tin "nóng" rằng trong buôn này 10 thiếu nữ đồng loạt có người thương. Trong đó, vui hơn cả là chị Rơ Ô Ploát (32 tuổi) kiếm củi từ năm 18 tuổi với kho củi “khủng” dưới sàn nhà đã có ý chung nhân. Chị Ploát chia sẻ rằng bản thân là chị cả của 3 người em, lấy chồng muộn vì muốn phụ giúp cha mẹ nuôi các em ăn học. Đến 27 tuổi thì đám thanh niên trong làng không đến chơi nhà nữa.

Những người phụ nữ buôn Sai đi bộ 10km để lấy củi

Thời điểm mặt trời vừa chớm núi, ngồi bên đống lửa, chị Ploát nhớ lại một lần đi lấy củi cùng người em Rơ Ô Pliêng (SN 1988) ở khu rừng cách nhà 10km thì bị rắn xanh cắn vào chân. May mắn người em gái Pliêng có học qua một lớp sơ cứu khi bị rắn cắn từ UBND xã Chư Ngọc nên đã lấy dây rừng cột chặt vết thương, cõng nhau trên đường về cứ 10 phút lại cởi dây ra cột vị trí khác để máu lưu thông. 15 ngày sau khi điều trị ở bệnh viện huyện, chị Rơ Ô Ploát bình phục.

“Để mang được củi từ rừng về nhà rất khó khăn, phải đi bộ từ 4h sáng đến 10 trưa mới quay trở về. Những thanh củi dài khoảng 60cm, xếp thành từng hàng ngăn lắp dưới nhà sàn. Đống củi to bao nhiêu thì đám thanh niên trong làng để ý bằng đó. Bởi điều này thể hiện sự chịu khó, khéo léo của người phụ nữ” - Chị Ploát nói và cho biết chỉ có một mong muốn duy nhất ở người chồng tương lai Ksơr Doan (SN 1984, buôn Thức, xã Chư Ngọc) không nghiện rượu.

Thấy khách lạ đến nhà, anh Doan vội dấu hai chiếc vòng đồng mình đang dùng thanh sắt nhỏ tạo hoa văn vào lòng, tỏ vẻ ngại ngùng. Được sự động viên của chị Ploát, anh Doan kể lại trong làng ai cũng khen chị Ploát đảm đang, chăm chỉ với đống củi to nhất. Bởi vậy, mỗi buổi chiều anh đều đứng trên đường đợi chị Ploát đi qua để nói chuyện. Sau một tháng, những khi rảnh rỗi anh đều đến nhà chị Ploát phụ giúp công việc, lấy lòng nhà vợ.

Bố của chị Ploát là Rơ Ô Blao (SN 1954) thông báo và mời chúng tôi quay trở lại buôn Sai vào ngày đẹp trời cuối năm để cùng uống rượu cần trong lễ cưới của Ploát và Doan.

Chị Rơ Ô Ploát bên kho củi khủng của mình

Không thách cưới

Theo già làng buôn Sai Dôn Lâm (80 tuổi), những năm trước tục thách cưới trong buôn Sai rất nặng nề, bởi khi người con gái “bắt chồng” về nhà mình phải có ít nhất 20 triệu, 4 con bò để nuôi và đốt 3 con để chiêu đãi buôn làng, 30 ché rượu cần ủ một tháng, 4 chiếc áo thổ cẩm. Bởi vậy nên rất nhiều cô gái trong làng đã đơn độc do gia đình nghèo khó. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc này đã giảm đáng kể nhờ sự tuyên truyền của chính quyền. Trong đó có gia đình nhà anh Doan, bởi chỉ cần nhà chị Ploát mổ một con bò cho dân làng ăn mừng, tiền cưới thì tùy vào điều kiện gia đình nhà gái.

Tiếp lời, già Dôn Lâm nói nếu hai gia đình đồng ý cho con thành vợ chồng sẽ chọn thời gian tổ chức là buổi tối có trăng sáng hoặc ban ngày trời nắng đẹp, không mưa vào gần mùa Xuân, khi vừa gặt lúa xong. “Nghi thức trong lễ cưới của người Ja Rai đơn giản lắm, sau khi hai gia đình uống cạn ly rượu cần sẽ bước vào nhà. Cô gái và chàng trai quỳ xuống đầu chiếu, chàng trai lấy hai chiếc vòng bạc đặt xuống chiếu. Sau đó cô gái nhặt lên và đưa lại cho chàng trai đeo vào cổ tay mình cùng lời cổ vũ, reo hò của người thân. Đeo vòng xong, tất cả buôn làng sẽ nhảy sol cùng uống rượu cần mừng hạnh phúc của đôi bạn trẻ” - Gia làng Dôn Lâm nói.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh