THỨ TƯ, NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2024 06:51

Tây Nguyên: Lượng mưa đang giảm dần

 

Tại  Kon Tum, các huyện Kon Plong, Tu Mơ Rông, Đắk Glei có mưa to, đến ngày 2/11, đạt từ 110-290mm tuyến đường Ngọc Hoàng – Măng Bút huyện Kon Plông – huyện Tu Mơ Rông – xã Ngọc Linh huyện Đăk Glei cũng bị sụt ta luy đường, đất đá tràn lấp mặt đường 1.500m3, tại 4 điểm là Km7+200, Km7+800, Km9+100, Km9+300. lượng mưa đạt từ 25-50mm, riêng khu vực các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei có mưa từ 60-120mm. Thủy điện Đại Ninh với diện tích lưu vực 1.158 km2, mực nước dâng bình thường 880m, mực nước chết 860m, dung tích toàn bộ 319,77 triệu m3, dung tích hữu ích 251,73 triệu m3, diện tích mặt hồ 18,87 km2. Nhà máy thủy điện Đại Ninh đã có kế hoạch thực hiện và tiến hành việc xả lũ để đảm bảo an toàn cho đập thủy điện, hiện nay thời tiết tiếp tục diễn biến thất thường, nên tùy thuộc vào tình hình thực tế thủy điện đưa ra lưu lượng xả thích hợp.

Theo số liệu từ Thủy điện Đak Srông 3A tại khu vực đèo Tô Na, đến sáng 3/11/2016, mực nước đo được đã đạt 3200m3/s và nước qua tràn đạt 2m. Tại Thủy điện Đak Srông 3B mực nước đổ về đạt khoảng 4200m3/s. Tại ĐắkLắk, các hồ chứa thủy lợi nhỏ đã đạt mức nước dâng bình thường, các hồ thủy điện lớn như Hồ Buôn Tua Srah hiện tại đạt 85% dung tích thiết kế; hồ Buôn Kuốp đạt 50% dung tích thiết kế, hồ Sêrêpôk 3 đạt 80% dung tích thiết kế. Đắk Nông mưa không kéo dài nên cũng chưa ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt. Chỉ một số nơi như đèo Tô Na trên QL25, mưa lớn khiến đoạn nối thị xã Ayun Pa và huyện Krông Pa bị sụt lở nghiêm trọng với hàng trăm m3 khối đất đá lấp toàn bộ đường khiến ách tắc cục bộ từ rạng sáng ngày  3/11/2016. Công ty CP Quản lý và sửa chữa đường bộ Gia Lai đã huy động công nhân và thiết bị để dọn dẹp, tuyến đường tuy đã lưu thông, nhưng chỉ từng chiếc xe qua một, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao.

Đất, đá sụt lở tại đèo Tô Na

Chân nhà sàn bị ngập đếm 1m

Tại “rốn lụt” buôn Jứ Ma Uôk, xã Ia Broăi, huyện Ia Pa ngay từ rạng sáng 3/11, người dân đã sơ tán trâu, bò lên những khu vực cao hơn. Người già, trẻ em được tập kết tại Trường THCS Lê Lợi để tránh lũ. Anh Siu Xiêm, buôn Jứ Ma Uôk cho biết: “Nước lên nhanh quá mình phải đưa mẹ già và mấy đứa con nhỏ đi lên trường để lánh chờ nước rút thôi. Mới sáng nước chưa thấy đâu mà giờ đã mấp mé chân nhà sàn rồi. Mình mong nước rút sớm để 3 sào lúa của mình không bị thối”.

Ở một khu vực rẫy tại buôn này cũng bị cô lập, bởi dòng nước vây quanh, khiến hơn  20 người và hàng chục tấn phân bón bị mắc kẹt. Ông Rơ Ô A Luyn, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Broăi cho hay: “Đến khoảng 12 giờ ngày 3/11, vẫn còn 17 người bị mắc kẹt”. Theo tổng hợp ban đầu của UBND huyện Ia Pa, toàn huyện bị ngập 60ha bắp, 10ha mè, hơn 10ha đậu đỗ các loại.

Trong khi đó, tại huyện Krông Pa, mưa lũ đổ về khiến giao thông ách tắc, 7 buôn tại xã Ia Rsai đang bị cô lập gồm: buôn Pan, Puh, Chik, Kting, Chư Tê, Sai, Ơ Kia…

Lê Nhuận - Ngọc Anh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh