THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:25

Một số thanh thiếu niên thiếu động cơ học tập rèn luyện đúng đắn

 

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, sau 3 năm triển khai thực hiện Quyết định 1501, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống (LTCMĐĐLS) cho thanh thiếu niên và nhi đồng của các bộ, ngành và các địa phương, đặc biệt là trong ngành giáo dục và tổ chức Đoàn Thanh niên đã có chuyển biến nhất định.

 

Theo Thứ trưởng Nguễn Thị Nghĩa, công tác giáo dục lý tưởng cho thanh thiếu niên nhi đồng vẫn còn nhiều hạn chế bất cập.


Công tác giáo dục LTCMĐĐLS cho thanh thiếu niên và nhi đồng được gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cụ thể hóa thành nhiều chương trình, kế hoạch thiết thực, phù hợp với điều kiện địa phương, vùng miền, lứa tuổi, cấp học, ngành nghề đào tạo.

Công tác phối hợp giữa ngành giáo dục với các bộ, ngành và địa phương trong giáo dục LTCMĐĐLS cho thanh thiếu niên và nhi đồng ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu, phát huy được trách nhiệm, thế mạnh của từng cơ quan, tổ chức cùng tham gia công tác quản lý, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng.

Các hoạt động tuyên truyền về giáo dục LTCMĐĐLS được đẩy mạnh, hình thức phong phú, sinh động. Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục LTCMĐĐLS cho thanh thiếu niên và nhi đồng được triển khai ở tất cả các cấp học, trình độ đào tạo đã tạo hiệu quả rõ rệt.

Các hoạt động, phong trào thi đua của Đoàn Thanh niên được tổ chức hiệu quả, thu hút được đông đảo thanh thiếu niên, HSSV tham gia, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để thanh niên, HSSV rèn luyện LTCMĐĐLS.

Năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo, cán bộ làm công tác Đoàn, Hội, Đội được nâng lên, bước đầu phát huy hiệu quả trong tổ chức thực hiện giáo dục LTCMĐĐLS trong chương trình chính khóa và các hoạt động ngoại khóa.

 

Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.


Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, công tác giáo dục lý tưởng cho thanh thiếu niên nhi đồng vẫn còn nhiều hạn chế bất cập: Một bộ phận thanh thiếu niên thiếu bản lĩnh dễ bị lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội. Một số thanh thiếu niên thiếu động cơ học tập rèn luyện đúng đắn. Bạo lực học đường diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Sử dụng mạng xã hội chưa đúng mục đích và công tác truyền thông chưa đạt hiệu quả mong muốn...

Tại hội nghị, các ý kiến thảo luận đều nhấn mạnh giáo dục LTCMĐĐLS cho thanh thiếu niên và nhi đồng phải thực hiện trong quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục, đòi hỏi sự sáng tạo trong tổ chức thực hiện ở địa phương, cơ sở giáo dục và sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và chính quyền, đoàn thể ở địa phương. Chính vì vậy, công tác giáo dục LTCMĐĐLS cho thanh thiếu niên và nhi đồng cần có chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với từng đối tượng, đặc điểm địa phương, vùng miền, tránh sự chỉ đạo chung chung, làm theo phong trào, hình thức.

Công tác tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng mô hình, gương điển hình tiên tiến cần thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Internet, mạng xã hội nhằm lan tỏa mạnh mẽ những hành động cao đẹp, lấy cái tốt để đẩy lùi cái xấu trong đời sống xã hội.

HOA HẠ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh