Mô hình cai nghiện tại gia đình và cộng đồng ở Đà Nẵng: Cần sự vào cuộc từ nhiều phía
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 12:30 - 22/05/2016
Theo thống kê của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Đà Nẵng, hiện số người nghiện đang cai nghiện trên địa bàn thành phố là 890 người (404 người tự nguyện). Trong đó, cai nghiện tại Trung tâm là 518 người (32 người tự nguyện); điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone là 331 người và có 50 người nghiện không có nơi cư trú ổn định đang được quản lý tại cơ sở xã hội để chờ quyết định của Tòa án; trong đó, số người đang cai nghiện tại gia đình, cộng đồng là 41 người. Đây là con số khá thấp so với tỷ lệ người nghiện trên địa bàn thành phố.
Được biết, những người làm công tác chuyên trách trong hoạt động này cho rằng, công tác cai nghiện tại gia đình - cộng đồng vẫn chưa phát huy hết hiệu quả do còn những vướng mắc, khó khăn.
Trong đó, phải kể đến những lúng túng trong công tác cắt cơn, giải độc vẫn còn tồn tại ở một số trung tâm y tế quận, huyện; thiếu sự vào cuộc của các cơ sở điều trị, các bệnh viện thực hiện công tác cai nghiện cho người nghiện ma túy trong cộng đồng.
Học viên cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề 05 - 06 Đà Nẵng.
Tệ nạn xã hội về ma túy, mại dâm, HIV...luôn là vấn đề nóng được thành phố Đà Nẵng đặc biệt quan tâm. Năm 2014, UBND thành phố đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ tiền thuốc điều trị cắt cơn cho người cai nghiện tại gia đình - cộng đồng là 400.000 đồng/người.
Theo một số gia đình có con em cai nghiện, chi phí tiền thuốc điều trị cắt cơn, giải độc tại các cơ sở điều trị thường vượt xa so với con số này. Hầu hết các gia đình đều phải tự lo bù thêm chi phí, trong khi không ít gia đình có con em bị nghiện đều thuộc hoàn cảnh khá khó khăn.
Quy trình cai nghiện ma túy tại gia đình - cộng đồng được thực hiện theo phương thức cắt cơn giải độc tại các cơ sở điều trị là Trung tâm Y tế các quận, huyện hoặc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, sau đó được chuyển về gia đình để tiếp tục thực hiện quy trình cai nghiện tại gia đình - cộng đồng. Cai nghiện tại gia đình - cộng đồng cũng có hai biện pháp là cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc.
Quy trình lập hồ sơ, thủ tục cai nghiện ma túy tại gia đình - cộng đồng cũng được thực hiện hết sức nhanh gọn, chậm nhất là 3 ngày kể từ khi bản thân hoặc gia đình người nghiện ma túy tự giác khai báo tình trạng nghiện và đăng ký hình thức cai nghiện tự nguyện tại gia đình - cộng đồng với Tổ công tác cai nghiện của xã, phường, kể cả đối với biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại gia đình- cộng đồng. Theo Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Đà Nẵng, trước đây nếu phát hiện người sử dụng trái phép chất ma túy lần đầu, không có tiền án, tiền sự thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành lập biên bản, buộc họ ký cam kết không tái phạm và cho về gia đình giáo dục. Nếu tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy lần 2, không kể thời gian một tuần hay một tháng thì đối tượng bị lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường; đồng thời gắn liền với thực hiện cai nghiện tại gia đình - cộng đồng theo quy định
Một cán bộ phụ trách công tác phòng, chống ma túy, mại dâm phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng chia sẻ: Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, một nguyên nhân khác khiến cho công tác cai nghiện ma túy tại gia đình - cộng đồng gặp nhiều khó khăn phần lớn xuất phát từ chính gia đình người nghiện. Không ít gia đình dù đã đưa con em đi cai nghiện; song chỉ một thời gian ngắn thì họ nản chí; vì chưa xác định được việc cai nghiện đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn của bản thân người nghiện, gia đình người nghiện trong việc điều trị với một thời gian dài