CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:29

Làng Chăm An Giang nuôi dê xóa nghèo

 

Làng Chăm xã Khánh Hòa thuộc một cù lao nằm ven sông Hậu, của huyện Châu Phú (An Giang), có diện tích tự nhiên 1.870 ha, hiện nay toàn xã có 5.219 hộ, với 23.944 nhân khẩu, trong đó có 234 hộ với 1.126 nhân khẩu là đồng bào Chăm, tập trung ở ấp Khánh An 1. Để phát triển kinh tế - xã hội, gắn xóa đói giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào Chăm, từ năm 1996 đến nay chính quyền các cấp ở địa phương đã hỗ trợ cho 103 hộ đồng bào Chăm vay 351 triệu đồng để nuôi dê. Theo đó, bình quân mỗi người được vay khoảng 3 triệu đồng, nhưng cũng đủ để giúp họ thoát nghè, vì nuôi dê nhốt chuồng là một mô hình thích hợp với đuều kiện đồng bào Chăm nơi đây. Như một số hộ gia đình ông Châu Mach Y Soh, Châu Mach Xa Lê…trước đây đều có hoàn cảnh khó khăn, vì thiếu đất sản xuất, không có tay nghề, không có vốn để làm ăn. Cuộc sống của gia đình họ khi ấy, chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ đi làm thuê, làm mưới, bán hàng rong rất bấp bênh.

Nuôi dê nhốt chuồng

Từ khi được hỗ trợ vốn đầu tư mua dê giống, được tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc đàn dê thì gia đình hai ông, cũng như nhiều hộ đồng bào Chăm nơi đây đã thực sự đổi đời. Theo kinh nghiệm của ông Amin, một người nuôi dê lâu năm ở ấp Mỹ Khánh cho biết, trước đây vùng này hầu như nhà nào cũng nuôi dê, ít thì vài con, nhiều thì vài chục con. Nuôi dê không khó, ít bệnh tật và nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương cũng dồi dào. Dê là loài động vật ăn tạp, có thể ăn hơn 100 loại cỏ, lá cây khác nhau như rau muống, lá mít, lá cây gòn…mỗi con dê trưởng thành ăn khoảng 7 kg thức ăn/ngày, dê nhỏ khoảng 5 kg/ngày.

Dê ăn tạp dủ thứ lá cây

Đối với việc làm chuồng trại cũng đơn giản, vì dê có thói quên sống theo bầy đàn, ưa nơi cao ráo thoáng mát. Thông thường dê sinh sản hai lần trong năm, từ khi phối giống tới khi dê cái sinh con chỉ khoảng 5 tháng. Tùy theo từng giống dê và chế độ ăn uống, chăm sóc mà dê sinh sản từ 1 – 4 con và hơn một tháng sau khi sinh là có thể phối giống tiếp tục cho dê cái. Dê con giống nuôi từ 4- 5 tháng tuổi bán cho người có nhu cầu nuôi, có giá từ 3 – 4 triệu đồng /con, vì thế nuôi dê sinh sản bán con giống thường có lợi nhuận cao hơn dê thịt. Trong quá trình nuôi dê, chất lượng con giống đóng vai trò quan trọng, vì nó quyết định giá bán và số lượng dê con được sinh sản. Nhiều người nuôi dê cho biết, hiện nay dê thương phẩm bán rất chạy và có giá, thương lái từ TP.Hồ Chí Minh tìm đến tận nhà đặt khoảng 2 tấn dê thịt/tháng. Theo ông Amin với giá dê thương phẩm từ 100.000 đồng – 120.000 đồng/kg thì những người nuôi dê sau khi trừ mọi chi phí đều có lợi nhuận đáng kế.  Đặc biệt từ khi được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đã để đầu tư, thì mô hình nuôi dê nhốt chuồng ở làng Chăm phát triển mạnh. Ngoài giống dê bản địa truyền thống, hiện nay còn nhiều giống dê tốt như Hòa Lan, Bắc Thảo…tùy loại mà phát triển nhanh hay chậm và giá cả cũng dao động theo từng giống dê.

Giống dê mới chất lượng cao 

Hộ ông Đôsah chuyên nuôi dê thịt và sinh sản bán dê giống cũng có của ăn của để. Gần đây ông Đôsah thực hiện mô hình nuôi dê vỗ béo (như nuôi bò vỗ béo vậy), rất hiệu quả. Theo chia sẻ của ông thì mô hình nuôi dê vỗ béo đem lại lợi nhuận cao hơn, vì ít tốn thời gian chăm sóc, quay vòng bốn nhanh. Người nuôi, khi mua dê chọn lựa con dê khoảng từ 15 kg đem về nuôi khoảng từ 5- 6 tháng cho xuất chuồng bán ra thị trường. Theo một số hộ nuôi dê cho biết, nếu một nông hộ nuôi khoảng 10 con dê vỗ béo, thì sau 4 tháng xuất chuồng sẽ có lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng, hơn hẳn trồng 10 công lúa (10.000 m2). Có thể nói mô hình nuôi dê, đã giúp cho nhiều hộ đồng bào Chăm thực sự đổi đời, góp phần làm cho bộ mặt làng Chăm ngày thêm đổi mới.

Luong Định

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh