THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:20

An Giang: Phát triển nuôi thủy sản mùa nước nổi

 

Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, khi vào mùa nước nổi nông dân tại các phường của TP. Long Xuyên người lại tất bật chuẩn bị triển khai thực hiện mô hình nuôi thủy sản như nuôi cá lóc, nuôi lươn trong bể xi măng, bể lót bạt, lót nilon. Một số nông dân ở khóm Thới An A, phường Mỹ Thạnh cho biết, từ khi tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản mùa lũ do Hội Nông dân tỉnh tổ chức, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lóc trong bể nylon. Đây là mô hình phù hợp với những hộ nuôi quy mô nhỏ, ít vốn và  dễ dàng thực hiện xây bể lót bạt, nilon ngay trong sân, trong vườn nhà.  Nguồn thức ăn cho cá chủ yếu là ốc bươu vàng, cá tạp xay nhuyễn rất dồi dào vào mùa nước nổi ở địa phương, chi phí rẻ, giảm giá thành nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Theo kinh nghiệm của một số hộ dân cho biết, nuôi cá lóc trong bể có ưu điểm là bơm nước thay đổi thường xuyên, nên cá ít bị bệnh, mau lớn, cá đạt chất lượng cao, được thương lái mua với giá cao hơn so với cá lóc nuôi trong ao.

 

  Nuôi các lóc trong bể lót bạt

Ngoài mô hình nuôi cá lóc thì phong trào nuôi lươn trong bể lót bạt, nilon cũng ngày càng phát triển mạnh. Một nông dân ở khóm Long Hưng 2, phường Mỹ Thới rất thành công với mô hình này cho biết, tận dụng bãi đất sau hè, gia đình ông đã mua tre, nilon về làm bồn nuôi lươn theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật địa phương. Với diện tích bồn khoảng 40 m2 ông thả khoảng 100 kg lươn giống, chi phí khoảng 6 triệu đ, nguồn thức ăn cũng chủ yếu là cá tạp, ốc xay nhuyễn, sau 6 tháng nuôi thu được gần 500 kg lươn thương phẩm, bán được giá, trừ mọi chi phí còn lợi nhuận trên 45 triệu đồng

.

Nuôi lươn trong bể lót ni lon

Chính vì lợi nhuận cao, nên so với mô hình nuôi cá lóc, thì mô hình nuôi lươn thu hút nhiều hộ nông dân tham gia hơn, vì chi phí ban đầu thấp hơn, ít tốn thời gian chăm sóc (mỗi ngày chỉ cần cho ăn một lần là đủ) và nguồn thức ăn đa dạng, phong phú (cá tạp, ốc, trùn quế, giun đất, cám, bã đậu…) rất phù hợp với điều kiện nuôi của những hộ nông dân nghèo. Tuy thời gian nuôi lươn kéo dài từ 5 – 6 tháng mới cho thu hoạch, nhưng lươn là loài đặc sản có giá trị kinh tế cao, giá bán ổn định, nên đạt lợi nhuận cao hơn so với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác. Được biết hiện nay ở khóm Long Hưng 2, phường Mỹ Thới có khoảng hàng chục hộ nuôi lươn từ 9 – 10 bể, nhờ đó mà nhiều hộ không chỉ thoát nghèo mà ngày càng trở nên khấm khá hơn.

                                            Thu hoach tôm càng xanh toàn đực

Tại huyện Thoại Sơn, phong trào nuôi thủy sản mùa lũ, chủ yếu là tôm càng xanh bắt đầu rộ lên từ năm 2000 trở lại đây, với hàng trăm hộ nuôi, trên quy mô diện tích hàng trăn ha. Đặc biệt phong trào phát triển mạnh vào những mùa nước nổi trong những năm gần đây, khi con tôm càng xanh toàn đực được phổ biến với nhiều ưu điểm nổi trội. Được biết, giống tôm càng xanh toàn được do Trung tâm Giống thủy sản An Giang kết hợp Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại – Sản xuất Bước Tiến Xanh (TP. Hồ Chí Minh) và Tập đoàn Tiran (Israel), đưa từ Israel về nuôi thử nghiệm và thành công tại đồng ruộng An Giang. Chính giống tôm càng xanh toàn đực với ưu điểm tỷ lệ hao hụt thấp, nhanh trưởng thành đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nuôi. Theo lãnh đạo Trung tâm Giống thủy sản An Giang cho biết, năm 2014 giá con giống tôm càng xanh toàn đực loại 8.000 – 9.000 con/kg do Trung tâm bán ra là 450 đồng/con, một mức giá không cao, vì thế nhiều nông dân có khả năng đầu tư nuôi để nâng cao thu nhập trong mùa nước nổi. Nuôi tôm càng xanh toàn đực chính là chương trình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích nuôi. Nhờ mô hình này mà nhiều nông dân đã không chỉ thoát nghèo mà còn đã và đang vươn lên làm giàu ở An Giang.. 

Luong Định/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh